Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7 trang 31

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7 trang 31 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Trả lời:

Gợi ý: Khi trồng trọt, chăn nuôi, người lao động cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố sau:

  • Điều kiện thời tiết
  • Chất lượng cây giống, con giống
  • Quá trình, kĩ thuật chăm sóc...

B. Trải nghiệm cùng văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7

Suy luận trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

"Hoa đất" trong câu 3 được hiểu như thế nào?

Trả lời:

"Hoa đất" được hiểu là kết tinh của những tinh hoa, những thứ quý giá nhất, nổi bật nhất từ đất mẹ, từ thiên nhiên.

C. Suy ngẫm và phản hồi Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7

Câu 1 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Trả lời:

- Về nội dung: thể hiện những kinh nghiệm của nhân về lao động sản xuất

- Về hình thức:

  • Các câu tục ngữ đều rất ngắn gọn
  • Có nhịp điệu, có hình ảnh nổi bật
  • Gieo vần, chủ yếu là gieo vần lưng hoặc vần cách
  • Có hai vế trở lên trong mỗi câu, đối xứng về cả nội dung lẫn hình thức

Câu 2 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Trả lời:

Câu Số chữ Số dòng Số vế
1412
2812
3812
4612
51012

Câu 3 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Trả lời:

Câu Cặp vần Kiểu vần
2lụa - lúavần sát
3lâu - sâuvần cách
4lạ - mạvần sát
5tư - hưvần sát
6bờ - cờvần cách

→ Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là: giúp các câu thơ trở nên có nhịp điệu, vần điệu và dễ đọc, dễ nghe hơn. Từ đó giúp tăng độ phổ biến, dễ truyền đạt của câu tục ngữ trong dân gian

Câu 4 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?

Trả lời:

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 có những điểm khác nhau sau:

  • Câu 1 có số từ rất ít, chỉ 4 từ
  • Câu 6 có số từ nhiều hơn những câu khác, và được tách thành hai dòng, được viết dưới hình thức của một câu thơ lục bát (gồm 1 câu 6 và 1 câu 8)

Câu 5 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này.

Trả lời:

Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp như sau:

Mưa là nguồn nước tưới tiêu tự nhiên giúp tiết kiệm công sức và thời gian của con người. Tuy nhiên không phải cơn mưa nào cũng tốt cho đất đai và cây cỏ. Theo câu tục ngữ mưa tháng 4 là mưa xấu, làm hỏng đất, còn mưa tháng 3 là mưa tốt, giúp cây cối phát triển.

Từ đó, nhắn nhủ người dân hãy chọn mốc thời gian để gieo trồng cho phù hợp với điều kiện thiên nhiên

Câu 6 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Trả lời:

  • Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6: nhân hóa (cây lúa có những động tác như con người nép, phất cờ)
  • Tác dụng của biện pháp tu từ: hình ảnh nhân hóa giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn, đồng thời giúp hình ảnh những bông lúa phát triển nhanh chóng dưới cơn mưa trở nên dễ hiểu và dễ cảm nhận hơn.

Câu 7 trang 32 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2

Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Trả lời:

  • Các câu tục ngữ trên nói về những kinh nghiệm thuộc lĩnh vực lao động sản xuất
  • Ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất: các câu tục ngữ có nội dung nhằm giải thích và dự báo những hiện tượng thường gặp trong lao động và sản xuất. Từ đó giúp người lao động có những phương án, hoạt động phù hợp tình hình thực tế.

D. Nội dung Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7

  1. Tấc đất tấc vàng.
  2. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
  3. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
  4. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
  5. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.
  6. Lúa chiêm nép ở đầu bờ
    Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương

Trên đây là tài liệu Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất lớp 7 trang 31. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 CTST Tập 2

    Xem thêm