Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát: Chuẩn bị đọc

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Khi đến tham quan du lịch tại Quảng Bình, em rất ấn tượng với các món cá khô. Món ăn này được phơi nắng nên dai, và khô, nhưng vẫn giữ được vị ngọt nhất định. Món ăn này là sản vật đặc trung của vùng đất đầy nắng và gió, khô cằn. Nó giống như những con người ở nơi đây tuy mộc mạc, khô khan nhưng mến khách, tốt bụng.

2. Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát: Trải nghiệm cùng văn bản

Tưởng tượng 1 trang 84 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này?

Hướng dẫn trả lời:

Em hình dung về cảnh được tả trong đoạn văn là: một nơi có rất nhiều hạt dẻ, hạt dẻ màu nâu chín và rơi xuống dày như một cơn mưa. Điều gió gián tiếp khẳng định sự trù phú, giàu có của thiên nhiên nơi được tả

Liên hệ 2 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ: con người và thiên nhiên nơi đó có mối quan hệ thân thiết, gắn bó và khăng khít. Đó là mối quan hệ bình đẳng, ngang hàng như người bạn, người thân cùng sống, cùng giúp đỡ, cùng đồng hành với nhau.

3. Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát: Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương là:

  • Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh
  • Cái đó thì ...vưỡn. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì.
  • Tóm lại, cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân
  • Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.
  • Theo tôi, các quan chức ngành văn hóa du lịch địa phương, nê xem xét vùng rừng dẻ Trùng Khánh. Để biến nó trở thành điểm tham quan thú vị. Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu.
  • Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn
  • Đi miết theo hồn hoa mà không nhớ lối về
  • Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng

Câu 2 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Hướng dẫn trả lời:

Em cảm nhận được cái tôi của tác giả Y Phương là một cái tôi rất riêng. Cái tôi ấy nhạy cảm và tinh tế, có thể cảm nhận được từng vẻ đẹp của thiên nhiên dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất. Cái tôi ấy hòa vào thiên nhiên, trở thành một phần của thiên nhiên để rung động và cảm nhận những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của đất trời.

Câu 3 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để em xác định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

  • Chủ đề của văn bản trên là: một món ăn đặc trưng của vùng Trùng Khánh như thức quà tặng của thiên nhiên - món hạt dẻ
  • Em xác định như vậy dựa vào: nhan đề của tác phẩm và các lý lẽ, dẫn chứng trong toàn bộ văn bản, đều xoay quanh về loại hạt dẻ của Trùng Khánh

Câu 4 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên.

Hướng dẫn trả lời:

Một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản là:

Đặc điểm của tản vănThể hiện trong văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
1. Chất trữ tình

- Chất trữ tình của văn bản thể hiện qua sự say mê, niềm tự hào của tác giả với hạt dẻ và rừng dẻ

- Những tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ:

  • trực tiếp qua lời khẳng định: "Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì"
  • gián tiếp qua các chi tiết miêu tả màu sắc, hình dáng, mùi của hạt dẻ, âm thanh, màu sắc của rừng dẻ
2. Cái tôi của người viết- Cái tôi của tác giả thể hiện rõ nét qua cách ông bày tỏ tình cảm, thái độ, suy nghĩ về hạt dẻ
3. Ngôn ngữ

- Tác giả sử dụng linh hoạt khẩu ngữ với lối viết phóng khoáng, gần gũi và sinh động

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm

Câu 5 trang 85 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên?

Hướng dẫn trả lời:

>> Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu sau:

4. Tóm tắt văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là dòng ghi chép và cảm nghĩ của tác giả về loại hạt dẻ Trùng Khánh. Loại hạt dẻ này chín vào cuối tháng Tám âm lịch, lớp vỏ màu nâu tía, thịt hạt dẻ nếu còn tươi thì vừa chắc lại giòn ngọt. Theo tác giả, vị ngon đó đến từ bàn tay chăm sóc cần mẫn, không toan tính của người dân nơi đây. Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào mùa thu, còn loại bán quanh năm là loại hạt dẻ khác. Khi đến rừng hạt dẻ Trùng Khánh, nghe tiếng quả rơi lộp độp xuống từ tán cây, tác giả cho rằng đây là một cảnh đẹp xứng đáng trở thành một địa điểm du lịch.

5. Bố cục văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Phần 1Từ đầu đến "cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân"Giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh
Phần 2Tiếp theo đến "trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi"Ca ngợi vẻ đẹp, giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ
Phần 3Phần còn lạiÝ nghĩa của mối tương giao giữa con người và tự nhiên

6. Soạn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát Ngắn nhất

>> Xem toàn bộ bài soạn ngắn gọn tại đây: Soạn Ngữ văn 7 ngắn gọn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Y Phương)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm