Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7 Chân trời sáng tạo
Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi
Đọc bài viết Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi và xác định đặc điểm của kiểu bài văn biểu cảm về sự việc bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì?
2. Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.
3. Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào?
4. Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung ra sao?
5. Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc?
Hướng dẫn trả lời:
1. Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ giao thừa ở quê tác giả
2. Câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc trong đoạn mở bài là: "Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng là nơi gieo cho tôi bao nhớ thương".
3.
- Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc nhớ nhung về những kỉ niệm về lần đón giao thừa và ăn Tết ở quê hương, cùng sự trân trọng những giá trị truyền thống của xứ sở
- Người viết đã sử dụng các yếu tố hỗ trợ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Ở đoạn kết bài, người viết đã khẳng định lại cảm xúc, rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân
5. Những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc:
- Tình cảm trong bài phải chân thực, trong sáng
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc
- Đảm bảo bố cục bài viết
B. Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc lớp 7
Các bài văn mẫu hay để tham khảo:
- Biểu cảm về con người hoặc sự việc Ngắn gọn
- Biểu cảm về con người sự việc về mẹ
- Biểu cảm về con người sự việc ngày khai giảng
- Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi
- Biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- Biểu cảm về Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ
- Trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc về Tết
- Trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc về thầy cô
C. Yêu cầu đối với kiểu bài văn biểu cảm về con người, sự việc
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc
- Đảm bảo bố cục bài viết (gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)
D. Bố cục bài văn biểu cảm về con người, sự việc
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm
- Biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng biểu cảm
2. Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng biểu cảm:
- Đối với bài văn biểu cảm về con người: cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó
- Đối với bài văn biểu cảm về sự việc: có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn biến của sự việc
3. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng
- Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân
E. Các bước viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài:
Gợi ý:
- Ngày khai giảng
- Lễ đón giao thừa ở quê em
- Một lầm lỗi của bản thân
- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ...
- Thu thập tư liệu:
Gợi ý:
- Quan sát thực tế của em về sự việc hoặc nghe người khác kể về sự việc
- Đọc thêm các tư liệu về sự việc trong sách, báo, trang mạng uy tín...
- Ghi chép các thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc muốn viết, và phác thảo một vài chi tiết lý giải vì sao em có tình cảm, cảm xúc đó
- Khi viết, hình dung như bản thân đang trải nghiệm sự việc đó và ghi lại những ấn tượng, cảm nhận, tình cảm về sự việc
- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi:
- Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc?
- Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt?
- Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận từ các giác quan
- Lập dàn ý:
- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc
- Thân bài: lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về sự việc
- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành hco sự việc, rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân
Bước 3: Viết bài
- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Thân bài cần đảm bảo kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự để bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó
- Sử dụng các từ ngữ miêu tả trạng thái cảm xúc (hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn...), các từ ngữ bộc lộ cảm xúc trực tiếp (ôi chao, trời ơi, xiết bao...), các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để tăng tính gợi cảm
- Tự sử dụng các câu hỏi (Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?)
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Xem lại và chỉnh sửa:
- Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào các gợi ý trong bảng sau:
Bảng kiểm bài văn biểu cảm về sự việc | |||
Các phần của bài viết | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở bài | Giới thiệu được đối tượng mà người viết muốn biểu lộ cảm xúc | ||
Giới thiệu được cảm xúc chung của người viết về đối tượng | |||
Thân bài | Biểu lộ được ít nhất hai sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết | ||
Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để hỗ trợ việc biểu đtạ tình cảm, cảm xúc | |||
Kết hợp sử dụng yếu tố tự sự để hỗ trợ việc biểu đtạ tình cảm, cảm xúc | |||
Kết bài | Khẳng định được tình cảm, cảm xúc về đối tượng | ||
Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân |
- Đọc lại bài viết một lần nữa, bổ sung những nội dung còn thiếu và sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu
- Rút kinh nghiệm: Sử dụng các câu hỏi để tự đánh giá:
- Việc viết bài văn giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong việc viết bài văn biểu cảm (về sự việc)?
- Nếu được thực hiện lại bài viết này, em sẽ điều chỉnh thế nào để bài viết tốt hơn?