Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sang thu Ngắn nhất lớp 7 - Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc bài Sang thu Ngắn nhất

Đề bài: Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Thiên nhiên khoảnh khắc giao mùa vừa có đặc điểm của mùa cũ, vừa có đặc điểm của mùa mới, tạo sự độc đáo và cảm giác bâng khuâng khó tả.

B. Trải nghiệm cùng văn bản Sang thu Ngắn nhất

Tưởng tượng 1 trang 15 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hình dung như thế nào về hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"?

Hướng dẫn trả lời:

Hình dung: đám mây như chia làm hai, một nửa còn ở mùa hạ, một nửa thì đã sang mùa thu, tạo thành cây cầu tiếp nối giữa hai mùa

Theo dõi 2 trang 15 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Điểm chung: miêu tả sự di chuyển chập rãi, thong thả, đủng đỉnh của sự vật từ mùa hạ sang mùa thu

C. Trả lời câu hỏi bài Sang thu Ngắn nhất

Câu 1 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Thời điểm: giao mùa (từ hạ sang thu)

- Dấu hiệu:

  • hình như thu đã về
  • đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu

Câu 2 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Các từ ngữ, hình ảnh:

  • hương ổi - phả
  • sương - chùng chình
  • sông - dềnh dàng
  • chim - vội vã
  • đám mây mùa hạ - vắt nửa mình

→ Cách miêu tả giúp cảm nhận:

  • tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và nhạy bén với những chuyển biến của thiên nhiên của tác giả
  • tác giả đã huy động nhiều giác quan cùng lúc (thị giác, khứu giác, xúc giác) để cảm nhận hết mọi rung động của thiên nhiên

Câu 3 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

- Ngắt nhịp: tự do, đa dạng

- Gieo vần: vần chân

→ Tác dụng: thể hiện bầu không khí nhẹ nhàng, thoáng đạt đan xen nhiều cung bậc cảm xúc của khoảnh khắc giao mùa, bâng khuâng xen lẫn giữa hạ và thu.

Câu 4 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ đề: cảm xúc đối với khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu

- Thông điệp: hãy cảm nhận, lắng nghe sự biến chuyển của thiên nhiên bằng mọi giác quan và bằng cả trái tim mình. Từ đó thêm say sưa và yêu mến thiên nhiên xung quanh ta

Câu 5 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Không. Bởi vì thiên nhiên trong bài thơ được tái hiện ở khoảng khắc giao mùa, vừa có đặc điểm của mùa hạ vừa lẫn đặc điểm của mùa thu. Thời gian trong bài thơ là sự di động, với sự ra đi của hạ và dần tới của mùa thu, chứ chưa thực sự là mùa thu.

Câu 6 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Hướng dẫn trả lời:

Điều em học được:

  • Nên cảm nhận bằng mọi giác quan và kết hợp chúng với nhau
  • Cảm nhận bằng cả tâm hồn và trái tim, quan sát kĩ lưỡng, chậm rãi để không bỏ sót dù chỉ là 1 biến chuyển tinh vi nhất

Câu 7 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

- Câu thơ: "Hình như thu đã về"

- Giải thích: Từ "hình như" thể hiện sự ngập ngừng, chưa chắc chắn của tác giả về sự hiện diện của mùa thu. Dường như là thu đã ở đây rồi, nhưng còn chưa tỏ lắm, trong khi mùa hạ thì vẫn còn phảng phất đâu đây. Chính từ ngữ đắt giá ấy, đã lột tả được trạng thái bâng khuâng lúc này của chính nhà thơ và thiên nhiên xung quanh. Một khoảnh khắc giao mùa, đang chờ đón mùa thu thực sự về.

D. Soạn bài Sang thu chi tiết

>> Xem toàn bộ tài liệu tại đây Soạn bài Sang Thu - Hữu Thỉnh trang 15

Chia sẻ, đánh giá bài viết
123
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm