Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 7 Những cái nhìn hạn hẹp Ngắn nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Chuẩn bị đọc bài Những cái nhìn hạn hẹp
Câu 1 trang 33 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
- Đứng trên mặt đất thấy bầu trời to lớn, rộng và xa xôi
- Đứng trong phòng thấy bầu trời nhỏ và có hình vuông như ô cửa sổ
Câu 2 trang 33 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý hình dung: ông thầy bói là người có tuổi, mắt không nhìn thấy, thường dựa vào việc xem chỉ tay, hỏi đáp để đoán về số mệnh, mọi việc của người đi xem bói
2. Trải nghiệm cùng văn bản Những cái nhìn hạn hẹp
Suy luận 1 trang 34 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời là "cái vung" còn mình là "chúa tể"?
Hướng dẫn trả lời:
Vì con ếch sống lâu trong giếng nhỏ, mọi con vật xung quanh đều nhỏ hơn và sợ nó, bầu trời mà nó nhìn thấy chỉ to bằng cái miệng giếng nên nó nghĩ mình là chúa tể.
Dự đoán 2 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: "Xem voi" mà chỉ dùng tay sờ thì kết quả sẽ như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Thì sẽ không chính xác và đầy đủ được.
3. Trả lời câu hỏi bài Những cái nhìn hạn hẹp
Câu 1 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản | Ếch ngồi đáy giếng | Thầy bói xem voi |
Đề tài | Phê phán thói xấu huênh hoang, ngông nghênh, xem thường người khác trong xã hội | Phê phán thói xấu bảo thủ, không biết lắng nghe ý kiến của người khác; và việc chỉ biết nhìn sự việc từ một phía, thiếu toàn vẹn |
Tóm tắt nội dung | Kể về một con ếch sống trong cái giếng nhỏ, tự coi mình là chúa tể. Một ngày, mưa lớn làm nước giếng dâng cao, đưa con ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó đi lại nghênh ngang nên đã bị 1 con trâu dẫm bẹp. (Xem thêm tại đây Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất) | Có năm ông thầy bói mù đi xem voi. Mỗi ông sờ 1 bộ phận nhưng lại cho rằng đó là cả con voi. Không ai chịu nghe ý kiến của ai cả, nên đã đánh nhau sứt đầu mẻ trán. (Xem thêm tại đây Tóm tắt văn bản Thầy bói xem voi Ngắn nhất) |
Câu 2 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Tình huống truyện Ếch ngồi đáy giếng: 1 con ếch sống trong cái giếng nhỏ, tự coi mình là chúa tể, bị đưa ra thế giới bên ngoài sau 1 trận mưa lớn
- Tình huống truyện Thầy bói xem voi: 5 ông thầy bói rủ nhau đi xem voi. Vì không nhìn thấy nên chỉ sờ để đoán hình dáng con voi (giống như nghề xem bói chỉ sờ bàn tay mà đoán hết mọi việc).
Câu 3 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Hướng dẫn trả lời:
- Ấn tượng về các nhân vật là:
- Nhân vật con ếch: huênh hoang, kiêu ngạo, tự xem mình là nhất
- Nhân vật năm ông thầy bói: thiếu hiểu biết, chủ quan, tự cho mình là nhất, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác
- Đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn: mang những thói hư tật xấu thường thấy trong xã hội, được đem ra để châm biếm, đem lại tiếng cười thoải mái
Câu 4 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?
Hướng dẫn trả lời:
- Ếch ngồi đáy giếng: không được kiêu ngạo, huênh hoang, phải biết khiêm tốn và học hỏi không ngừng
- Thầy bói xem voi: phải nhìn nhận vấn đề toàn diện và biết tiếp thu ý kiến của người khác
Câu 5 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?
Hướng dẫn trả lời:
Truyện cổ tích | Truyện ngụ ngôn |
- Xoay quanh cả cuộc đời nhân vật để rút ra bài học lớn về đạo lý, cách sống | - Xoay quanh một tình huống để rút ra bài học |
- Dùng kết cục, cuộc đời của nhân vật để răn dạy về cách sống | - Mượn tiếng cười hài hước để phê phán các thói hư tật xấu |
Câu 6 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hãy:
- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...
Hướng dẫn trả lời:
- Gợi ý truyện ngụ ngôn:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
- Cảm nhận về truyện ngụ ngôn "Kiến và châu chấu": Câu chuyện ngắn gọn, sử dụng biện pháp nhân hóa giúp các nhân vật kiến và châu chấu hiện lên thật sinh động và gần gũi. Từ tình huống truyện được đặt ra, tác giả hướng người đọc tới bài học về sự chăm chỉ, chịu khó và cẩn thận. Khuyên nhủ người đọc chớ có lười biếng, ham chơi và chủ quan như châu chấu.
4. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Chi tiết
>> Xem toàn bộ bài soạn chi tiết tại Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33