Soạn bài Bài học từ cây cau Ngắn nhất lớp 7 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 7 Bài học từ cây cau Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Soạn bài Bài học từ cây cau Ngắn nhất: Trải nghiệm cùng văn bản
Theo dõi 1 trang 106 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo Có bao nhiêu cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?
Hướng dẫn trả lời:
Có 3 cuộc hỏi - đáp (ông - bố, ông - cháu, cháu - ông)
B. Soạn bài Bài học từ cây cau Ngắn nhất: Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 107 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở)
Các cuộc hỏi - đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lây cây cau con thấy điều gì? | ... |
... | ... | ... |
Hướng dẫn trả lời:
Các cuộc hỏi - đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lây cây cau con thấy điều gì? | “Con thấy bầu trời xanh” |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?” |
Giữa “tôi” với “ông” | “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta” |
Giữa “tôi” với hàng cau | “Ở trên đó cau có gì vui?" | Tức thì từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra |
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?” | Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc |
Câu 2 trang 107 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,...”?
Hướng dẫn trả lời:
Điều đặc biệt: dáng thẳng tắp, hương hoa thơm ngát, có những tổ chim trú ngụ
Câu 3 trang 107 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau, hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân vật xưng "tôi" là tự trò chuyện với chính mình.
- Bởi vì trong cả đoạn văn chỉ toàn là những lời tự hỏi, tự trả lời của chính nhân vật tôi chứ không có ai khác xuất hiện cùng trao đổi cả
Câu 4 trang 107 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?
Hướng dẫn trả lời:
Bởi vì cây cau được hình tượng hóa thành một cá thể sống độc lập khác, với những phẩm chất, tư duy, lối sống khác biệt. Đối thoại với cây cao là đối thoại với một người khác, từ đó bản thân nhân vật sẽ tiếp xúc với những điều mới, tiếp thu những điều thú vị và tốt đẹp từ cây cau.
C. Soạn bài Bài học từ cây cau lớp 7 Chi tiết
>> Xem toàn bộ bài soạn chi tiết nhất và đầy đủ tại đây: Soạn Ngữ văn 7 bài Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học
D. Tóm tắt văn bản Bài học từ cây cau
Cây cau được trồng ở cả trước và sau nhà tổ của nhân vật tôi. Những cây cau ở trước nhà được trồng khi bố nhân vật tôi vừa sinh ra, còn những cây cau ở sau nhà thì được trồng khi ông lập gia đình. Sau này, người bố chuyển ra ở riêng và được dựng cho một ngôi nhà mới, xung quanh có không gian rộng rãi để trồng cây. Ngôi nhà có hàng cau xanh mướt là biểu tượng níu giữ hồn quê trong kí ức thuở nhỏ của nhân vật tôi. Những cây cau gắn bó với các thế hệ trong gia đình như người thân. Nhân vật tôi thường trò chuyện với cây cau như trò chuyện với người thân của mình để hoài niệm về tuổi thơ đã qua.