Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 12 bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng

Lý thuyết Hóa học 12 bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Đồng

a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29

Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: [Ar]3d104s1.

b. Tính chất vật lí 

Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.

Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc)

c. Tính chất hóa học

Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.

Phản ứng với Phi kim

Khi đốt nóng  2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)

Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.

Tác dụng với Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng:

3\mathop {Cu}\limits^0 + 8H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (l) \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{0_3})_2} + 2\mathop {NO \uparrow }\limits^{ + 2} + 4{H_2}O

\mathop {Cu}\limits^0 + 4H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (d) \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + 2{H_2}O

\mathop {Cu}\limits^0 + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to CuS{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O

2. Hợp chất của Đồng

Đặc điểmĐồng (II) oxitĐồng (II) hidroxitMuối Đồng (II)
Tính chất vật lí

CuO là chất rắn, màu đen

Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh

CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh.

Tính chất hóa học

CuO là oxit bazơ

CuO+H2SO4→CuSO4 + H2O

Cu(OH)2 có tính bazơ

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Dễ bị nhiệt phân:

Cu(OH)2 \overset{t^{0}}{\rightarrow}CuO + H2O

CuSO4.5H2O\overset{t^{0}}{\rightarrow}CuSO4 + 5H2O

3. Ứng dụng

Là kim loại quan trọng trong Công nghiệp và kĩ thuật

50% sản lượng Đồng làm dây dẫn điện và 30% làm hợp kim

Dung dịch CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây

Dùng để chế sơn vô cơ màu xanh

CuSO4 (khan) dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng

4. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Cơ bản

Bài 1: Nhận biết các dung dịch sau bằng Cu: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Giải thích hiện tượng xảy ra.

Hướng dẫn:

Đánh số thứ tự các ống nghiệm lần lượt là (1), (2), (3), (4), (5)

HCl (1); HNO3 (2); NaOH (3); AgNO3 (4); NaNO3 (5)

Cho Cu vào ta thấy: (2) có khí màu nâu thoát ra, (4) có Ag kết tủa

Lấy (4) cho vào những chất còn lại thấy (1) cho kết tủa AgCl

lấy (1) trộn 3 ; 5

8HCl + 8NaNO3 + Cu → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 8NaCl + NO

Bài 2: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Ag và Cu

(a) Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường)

(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc)

(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).

(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxy hóa là?

Hướng dẫn:

(a) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa

(b) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa

(c) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa

(d) Chỉ có Cu bị oxi hóa còn Ag thì không bị oxi hóa

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là:

Hướng dẫn:

Bảo toàn e:
\\ 2n_{Cu} = 2n_{SO_{2}} \Rightarrow n_{SO_{2}}= 0,05 \ mol \\ \Rightarrow V_{SO_{2}} = x = 1,12 \ lit

Bài 4: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho hoa. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5%, người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?

Hướng dẫn:

Ta có:

{n_{CuS{O_4}}} = \frac{{800.0,05}}{{160}} = 0,25\,mol \Rightarrow {m_{CuS{O_4}.5{H_2}O}} = 62,5gam

5. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Nâng cao

Bài 1: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 175,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Hướng dẫn:

Vì còn Cu dư ⇒ dung dịch chỉ có FeCl2 và CuCl2 (axit đã hết theo đề bài cho)
n_{FeCl_{2}} = x ; \ n_{CuCl_{2}} = y
⇒ nHCl = 2x + 2y (Bảo toàn Clo) = 1 mol
mkết tủa = mAg + mAgCl = 108x + 143,5.1 = 175,9
(n_{Ag} = n_{FeCl_{2}} ; \ n_{AgCl} = n_{HCl})
⇒ x = 0,3; y = 0,2 mol
Lại có: nO = ½ nHCl = 0,5 mol
⇒ m = mFe + mCu + mO = 56.0,3 + 64.0,2 + 3,2 + 0,5.16 = 40,8g

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Hướng dẫn:

Coi hỗn hợp đầu gồm Cu và S phản ứng tạo Cu2+ và SO42-
Ta có: 64nCu + 32nS = 30,4 g
Bảo toàn e: 2nCu + 6nS = 3nNO = 2,7 mol
⇒ nCu = 0,3; nS = 0,35 mol
Sau phản ứng có 0,3 mol Cu2+ và 0,35 mol SO42- tác dụng với Ba(OH)2
Tạo kết tủa gồm: 0,3 mol Cu(OH)2; 0,35 mol BaSO4
⇒ m = 110,95 g

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Hóa học 12 bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 12, Vật lý 12, Giải bài tập Toán 12, Giải bài tập Hóa 12,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 30/12/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 30/12/22
      • Hai lúa
        Hai lúa

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 30/12/22

        Lý thuyết Hóa 12

        Xem thêm