Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 6 trang 21

Soạn Củng cố, mở rộng trang 21 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Thảo luận về đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:

STTCác yếu tốĐặc điểm
1Chủ đề
2Nhân vật
3Cốt truyện
4Lời kể
5Yếu tố kì ảo
Trả lời

Điền vào bảng như sau:

STTCác yếu tốĐặc điểm
1Chủ đề- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
2Nhân vật

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng:

  • Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng.
  • Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
3Cốt truyện

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian).

- Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính:

  • Hoàn cảnh xuất hiện và thân thể
  • Chiến công phi thường
  • Kết cục
4Lời kể- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
5Yếu tố kì ảo- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Câu 2 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Sưu tầm một số bản kể khác của các truyền thuyết đã học. So sánh và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết...) giữa các bản kể.

Trả lời

Gợi ý: Hai phiên bản truyền thuyết Thánh Gióng do Nguyễn Đổng Chi và Phong Châu kể. Hai phiên bản có sự khác nhau ở phần 4: những dấu tích còn lại ngày nay của Thánh Gióng.

→ Điều đó cho thấy sự phong phú trong trí tưởng tượng của người kể.

Câu 3 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời

- Bài thơ thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng:

THÁNH GIÓNG

Đời Hùng Vương thứ sáu
Nước nhà đang bình yên
Bỗng giặc Ân khát máu
Sang xâm lấn nước mình

Chúng đem quân bạo ngược
Đốt phá bao xóm làng
Khắp đường quê bến nước
Xác chết nằm ngổn ngang

Vua cầm lòng không được
Sai sứ giả mau mau
Tìm người tài giúp nước
Mong thoát nạn binh đao

Thuở ấy làng Phù Đổng
Có một chuyện kỳ khôi
Cậu bé tên là Gióng
Ba tuổi, chưa nói cười

Một hôm loa vang gọi
Của sứ giả: - Loa loa!
Ai là người tài giỏi
Mau ra cứu nước nhà!

Gióng đang nằm trên võng
Lắng nghe, bật dậy ngay
Vội bảo với mẹ Gióng
- Mẹ mời sứ vào đây!

Mẹ sững sờ ngạc nhiên
Nhìn con như kẻ lạ
Dù nửa ngờ nửa tin
Vẫn ra mời sứ giả

Sứ giả bước vào nhà
Gióng cất lời dõng dạc
- Hỡi sứ giả nghe ta
Về tâu vua gấp gấp

Đúc cho ta một ngựa
Một chiếc gậy cầm tay
Và thêm chiếc nón nữa
Đều bằng sắt, đem đây!

Sứ giả vội đi ngay
Trong lòng vui ra mặt
Ngựa phóng như tên bay
Về kinh thành tức khắc

Gióng cười bảo mẹ rằng:
- Bây giờ con đói lắm
Mẹ nấu cơm con ăn
Để con thêm sức mạnh

Bao nhiêu nồi cơm nếp
Cả làng thổi, đem sang
Gióng ta ăn sạch hết
Không một chút ngại ngần

Rồi vươn vai đứng dậy
Thoắt hoá thành chàng trai
Đưa tay chân vung vẫy
Oai phong không nhường ai

Các lò rèn trong nước
Bận rộn suốt ngày đêm
Đúc ngựa, nón, gậy sắt
Mang về cho Gióng xem

Gióng cầm gậy uốn thử
Gậy liền gãy làm đôi
Gióng nhảy lên lưng ngựa
Ngựa khuỵu chân tức thời

Mọi người đều kinh ngạc
Trước sức mạnh siêu nhiên
Bèn đúc ngựa gậy khác
Nặng đến trăm người khiêng

Gióng liền đội nón sắt
Tay cầm gậy vội vàng
Nhảy phốc lên lưng ngựa
Ngựa tung chân hí vang

Gióng từ biệt mẹ hiền
Và bà con làng xóm
Cùng lớp lớp thanh niên
Rầm rập xông ra trận

Giặc Ân tràn khắp lối
Cướp của rồi đốt nhà
Bức hiếp dân vô tội
Trẻ già đều không tha

Gióng cau mày giận dữ
Thúc ngựa sắt xông lên
Giặc huênh hoang chống cự
Gậy Gióng dập chết liền

Ngựa sắt càng thêm khoái
Phun lửa đốt thành tro
Bất ngờ gậy sắt gãy
Gióng không hề âu lo

Vội cúi xuống bên đường
Nhổ bụi tre làm gậy
Quất vào đầu đối phương
Giặc thua to, cút chạy.

Đánh đuổi xong giặc Ân
Cùng đoàn quân chiến thắng
Gióng cưỡi ngựa qua làng
Nhằm Sóc Sơn bay thẳng.

Người đời sau tưởng nhớ
Đến công đức của ông
Nên lập đền thờ tự
Đức Phù Đổng Thiên Vương.

Nguyễn Lãm Thắng

BÀI HÁT DÂN GIAN HỘI GIÓNG

(trích)

Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời...

ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước triều đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.

Lê Thánh Tông

- Bài thơ thể hiện nội dung truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

SƠN TINH, THỦY TINH

(trích)

Ngày xưa, khi rừng mây u ám
Sông núi còn vang um tiếng thần,
Con vua Hùng Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương, xinh như tiên trên trần.
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ:
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.
Hùng Vương thường nhìn con yêu quá,
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân;
Rồi cười bảo xứng ngôi phò mã,
Trừ có ai ngang vì thần nhân.
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lòng tơ vương,
Không quản rừng cao, sông cách trở,
Cùng đến Phong Châu xin Mỵ Nương.

Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Hai thần bên cửa thành thi lễ,
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu.
Nhưng có một nàng mà hai rể,
Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều!
Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ,
Dứt lời, tay hất chòm râu xanh,
Bắt quyết hò mây to nước cả,
Dậm chân rung khắp làng gần quanh.
Ào ào mưa đổ xuống như thác,
Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,
Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc,
Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.
Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi.
Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo,
Vung tay niệm chú. Núi từng dải,
Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò
Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn.
Mỵ Nương khép nép như cành hoa:
“Con đây phận đào tơ bé mọn,
Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!”
Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,
Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương,
Lễ vật thần nào mang đến trước,
Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương.

Nguyễn Nhược Pháp

Câu 4 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng?

Trả lời

Bởi vì:

  • Đây là hội thi diễn ra vào ngày kỉ niệm sự ra đời của Thánh Gióng
  • Thể hiện niềm mong muốn dành cho các em học sinh về sức khỏe, sự phát triển và những phẩm chất tốt của Thánh Gióng

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn Thạch Sanh trang 26

Ngoài bài Soạn Củng cố, mở rộng trang 21 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Đánh giá bài viết
50 5.237
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm