Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Cánh diều

Dưới đây VnDoc.com đã đăng tải Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Cánh diều cho năm học mới, sẽ giúp cho các thầy cô tham khảo để viết biên bản chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa đúng và đầy đủ nhất.

1. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Toán

TRƯỜNG TH: ……………

TỔ: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024- 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TOÁN 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) – Nguyễn Hoài Anh – Trần Thuý Ngà – Nguyễn Thị Thanh Sơn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Toán 5 – Cánh diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Toán 5 – Cánh diều được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu Chủ đề là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi Chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Sách bao gồm 4 chủ đề:

1) Ôn tập và bổ sung về số tự nhiên, phân số. Số thập phân.

2) Các phép tính với số thập phân.

3) Hình học và đo lường.

4) Thống kê và xác suất. Ôn tập cuối năm.

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 5. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học Toán”.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Mỗi bài học trong sách Toán 5 thường bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Thực hành; Vận dụng và trải nghiệm. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong phần mở đầu được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và vốn kiến thức đã có của học sinh, sẽ tạo ra một kênh dẫn nhập giúp học sinh hứng thú học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội và huy động, liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong phần Luyện tập, thực hành. Cuối cùng, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Toán 5 đều hướng đến hình thành năng lực toán học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Hầu hết các bài học trong SGK Toán 5 đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu thêm về thế giới tự nhiên; Hiểu thêm văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và du lịch; Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Chẳng hạn: băng giấy, hộp giấy, mảnh bìa, v.v… có thể dùng để làm dụng cụ học tập.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Toán 5 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Toán 5 được thiết kế để tránh cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các Website:

https://hoc10.vn

https://chuongtrinhmoi.com

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Toán 5 đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, chống loá mắt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%).

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Toán 5 (thuộc bộ sách Cánh Diều) của các tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) – Nguyễn Hoài Anh – Trần Thuý Ngà – Nguyễn Thị Thanh Sơn để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

2. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả:

Tập một: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Chu Thị Thuỷ An – Vũ Trọng Đông – Nguyễn Khánh Hà – Đỗ Thu Hà – Đặng Kim Nga.

Tập hai: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Chu Thị Thuỷ An – Nguyễn Hoàng Mỹ Anh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Khánh Hà – Trần Đức Hùng.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Tiếng Việt 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Tiếng Việt – Cánh Diều được biên soạn theo một cấu trúc chặt chẽ, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu mỗi bài học lớn là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát, ý nghĩa của mỗi bài học, mỗi chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mở đầu mỗi chủ đề là một bức tranh sinh động, mang hơi thở cuộc sống, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung các tiết học. Mỗi bài học chính trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Cánh Diều có nội dung, cấu trúc khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Đặc biệt phần Hoạt động Chia sẻ đưa ra những câu hỏi, những gợi ý giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

SGK Tiếng Việt 5 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 5 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Ví dụ:

- Trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đều có những CH giúp HS liên hệ với bản thân và cuộc sống. Mỗi bài học (mỗi chủ điểm học tập) đều có hoạt động Vận dụng, giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống.

- Khi học xong cách viết quảng cáo, viết báo cáo kết quả hoạt động… các em học sinh có thể tự viết được những thư mời quảng cáo hoạt động hay viết được báo cáo công việc của cá nhân, tập thể lớp,…

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

- Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi bước giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- Một bài học (2 tuần) gồm nhiều nội dung: Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo, Tự đánh giá. Không nhất thiết là việc thực hiện mỗi nội dung này đều phải bao gồm đủ 5 loại hoạt động. Mặt khác, trong một bài học cũng như trong mỗi nội dung học tập, các loại hoạt động có thể xen kẽ nhau, chứ không nhất thiết chỉ theo một trình tự nhất định.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Tiếng Việt với cuộc sống và Tiếng Việt với các môn học khác. Câu hỏi đọc hiểu và bài tập từ ngữ, ngữ pháp có yêu cầu giải thích, suy luận, khái quát, tổng hợp và vận dụng vào thực tế nhiều hơn. Các bài tập viết đoạn văn, bài văn được sắp xếp theo quy trình viết; có nhiều bài tập viết đoạn văn, bài văn gắn với việc hình thành kĩ năng sống.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các mục Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh. Các mục Chia sẻ (Khởi động), Khám phá giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, sách giáo viên vẫn có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

- SGK Tiếng Việt 5 – Cánh Diều được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển NL ngôn ngữ (cụ thể là các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), NL văn học, các NL chung và các PC phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của HS lớp 5.

- Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung (một chủ điểm), trọn vẹn về các hoạt động học tập (đọc, viết, nói và nghe). Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh (HS) và điều kiện dạy, học thực tế tại tỉnh ta.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Cánh Diều không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách đã được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalogue giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

Ngoài ra, có 2 nhóm facebook để hỗ trợ GV và PHHS:

+ Nhóm Giáo viên Cánh Diều – Tiểu học: Trên trang mạng của nhóm, GV sẽ được tác giả SGK giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, SGK tiểu học; trao đổi kinh nghiệm, giáo án, tư liệu dạy học,…

+ Nhóm Đồng hành cùng con học sách cánh Diều (trên 15 000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, PHHS sẽ được tác giả SGK và GV giải đáp thắc mắc, hỗ trợ dạy con học.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

3. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Khoa học

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi ... giờ ... phút ngày ... tháng ... năm 20...

Địa điểm: ….….….….….….….….….….….….….….….….….…..

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: KHOA HỌC 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Hồng Bắc, Phan Thị Thanh Hội, Phùng Thanh Huyền, Lương Việt Thái.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Khoa học 5 - Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Khoa học 5 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, tình huống hấp dẫn đối với học sinh.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong cả 6 chủ đề, nội dung của các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, thí nghiệm mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò khoa học, sự sáng tạo của HS.

Ví dụ:

- Khi học về chủ đề Chất: các thí nghiệm tìm hiểu về thành của đất, xói mòn đất được thiết kế với những dụng cụ đơn giản giúp học sinh quan sát trực quan và tìm hiểu kiến thức thông qua thực hành. Từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ; các thí nghiệm tìm hiểu về sự biến đổi trạng thái của chất hoặc thông qua mô tả các thí nghiệm để học sinh tìm hiểu kiến thức đồng thời có cách tư duy trong việc thiết kế thí nghiệm để sáng tạo tìm hiểu về khoa học.

Các chủ đề tiếp theo, chủ đề Năng lượng, Thực vật và động vật cũng được tăng cường các thí nghiệm thực hành.

Các chủ đề về Vi khuẩn, Con người và sức khoẻ, Sinh vật và môi trường có nhiều tình huống thực tiễn gần gũi , bài thực hành tìm hiểu xung quanh, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày giúp học sinh vận dụng bài học vào cuộc sống.

Đây là những hình ảnh, tình huống rất gần gũi với học sinh ở các địa phương khác nhau.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Khởi động, Khám phá (Quan sát, Câu hỏi, Thực hành), Luyện tập và Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, Hoạt động khởi động và Hoạt động khám phá giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và vận dụng.

Qua những hoạt động yêu cầu HS làm thí nghiệm, thực hành hoặc yêu cầu HS quan sát các thí nghiệm được giới thiệu trong SGK ở cả 6 chủ đề đã giúp HS hình thành thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh.

Qua các hoạt động luyện tập và và vận dụng giúp HS hình thành thành phần năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào đời sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn bước: Khởi động, Khám phá, Thực hành, Luyện tập và Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Khoa học 4 đa dạng và dễ áp dụng như: học qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn; học qua hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm và cả lớp.
Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi HS phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với HS.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 16. Nấm men và nấm mốc thông qua hoạt động tìm hiểu thông tin về nấm men từ các nguồn khác nhau như hỏi thợ làm bánh, trên internet hay trực tiếp các em tham gia làm bánh. Từ đó HS tự khám phá ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh làm bảng biểu, vẽ lại, thiết kế, xây dựng bảng nội dung,... Trong hoạt động luyện tập và vận dụng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Nhiều nội dung thí nghiệm có hình ảnh minh hoạ trực quan. Các thí nghiệm được mô tả từng bước, linh động bằng quan sát hình ảnh có trong sách hoặc thay đổi phương pháp cho học sinh làm thí nghiệm.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Khoa học 5 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Khoa học 5 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Khoa học 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...).

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%).

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Khoa học 5 – Cánh Diều của nhóm tác giả Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Hồng Bắc, Phan Thị Thanh Hội, Phùng Thanh Huyền, Lương Việt Thái để thực hiện trong năm học 2024– 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

4. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Đạo Đức

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: ĐẠO ĐỨC 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tất Thiên (Chủ biên) – Nguyễn Chung Hải – Nguyễn Thị Diễm My – Huỳnh Tông Quyền – Nguyễn Thị Hàn Thy.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Đạo đức 5 - Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Đạo đức 5 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí. Nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, các bài hát, câu thơ, cao dao tục ngữ thân thuộc gắn với cuộc sống hằng ngày; nhiều tình huống, trường hợp hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các bài học trong sách được thiết kế thành 8 chủ đề với 12 bài học. Các chủ đề, bài học trong sách được sắp xếp trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo đi từ dễ đến khó, dễ học, dễ vận dụng vào trong cuộc sống thực tế, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, khơi gợi cảm xúc đạo đức. Học sinh sẽ tìm hiểu các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và kĩ năng sống thông qua các hoạt động như: quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận

Ví dụ: Bài 5: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt trong phần Khởi động Nghe hoặc hát theo bài hát Nói lời hay – làm việc tốt của nhạc sĩ Mai Trâm và trả lời câu hỏi. Học sinh được nghe bài hát trên thấy được việc làm đáng khen gợi của bạn nhỏ. Việc này giúp học sinh khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống; đồng thời tạo tâm thế tích cực cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới.

Ví dụ: Bài 7: Em bảo vệ môi trường sống trong phần Luyện tập 1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: Học sinh được quan sát các loại rác thải gần gũi với thực tế hằng ngày. Các hình ảnh sinh động, gần gũi dễ hiểu dẫn dắt học sinh tìm hiểu các cách phân loại rác.

Ở Bài 11, phần Khám phá 1 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Đây là những hình ảnh, tình huống, câu chuyện rất gần gũi với học sinh ở các địa phương khác nhau, để học sinh có thể nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Khởi động, Khám phá ( quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận;... ) Luyện tập, Vận dụng và Lời khuyên. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt động Khởi động và hoạt động Khám phá giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và logo vận dụng.

Qua những hoạt động yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, đọc thông tin, câu chuyện, xử lí tình huống ở cả 8 chủ đề đã giúp HS hình thành thành phần năng lực, phẩm chất.

Qua các hoạt động Luyện tập và Vận dụng giúp HS Củng cố, rèn luyện để phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống đã được hình thành ở phần Khám phá, hướng dẫn các em thực hiện những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống đã học thông qua thực hành một số hoạt động, việc làm cụ thể gắn với cuộc sống thực tiễn.

Cuối bài học là Lời khuyên dưới dạng các câu thơ, cao dao, tục ngữ giúp các em dễ nhớ và dễ thực hiện.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn bước: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Đạo đức 5 đa dạng và dễ áp dụng như: phương pháp kể chuyện, phương pháp dạy học hợp tác (hay còn gọi là phương pháp làm việc theo nhóm), phương pháp dạy học bằng tính huống, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học bằng trò chơi, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học trực quan.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi HS phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với HS.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề nội dung kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong Bài 7: Em bảo vệ môi trường sống, nội dung kiến thức phong phú, gần gũi gắn liền với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Các hoạt động tham gia trò chơi, quan sát tranh, đọc thông tin, nhận xét ý kiến, kể tiếp các câu chuyện theo tranh giúp giáo viên dễ dàng dạy, học sinh hào hứng vì nội dung gắn liền với thực tiễn.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh làm bảng biểu, vẽ lại, thiết kế, xây dựng bảng nội dung,... Trong hoạt động Luyện tập và Vận dụng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Có nhiều các phương tiện dạy học môn Đạo đức 5 dễ làm, dễ dạy. Ví dụ như các phương tiện in, vẽ, tranh minh hoạ, các loại phiếu học tập, phiếu giao việc, các phương tiện nghe, nhìn hoặc giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học môn Đạo đức theo nội dung từng bài.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Đạo đức 5 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Đạo đức 5 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website:

hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...)

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Đạo đức 5 – Cánh Diều của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Đỗ Tất Thiên (Chủ biên), Nguyễn Chung Hải, Nguyễn Thị Diễm My, Huỳnh Tông Quyền, Nguyễn Thị Hàn Thy để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

5. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn HĐTN

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm: ….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Phạm Quang Tiệp (Chủ biên), Lê Thị Hồng Chi, Nguyễn Thị Hương, Ngô Quang Quế.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Hoạt động trải nghiệm 5 - Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 – Cánh Diều trình bày rõ ràng 9 chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, nội dung sáng tạo, các tình huống hấp dẫn đối với học sinh.

Sách được thiết kế với nhiều hình ảnh đẹp mắt, màu sắc đa dạng, kết hợp hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ giúp học sinh thuận tiện nắm bắt nhiệm vụ và thu hút được học sinh tham gia trải nghiệm. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí cân đối, hài hoà, mang tính thẩm mỹ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong 9 chủ đề, nội dung các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, tình huống gần gũi, thực tế trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò, sự sáng tạo của học sinh.

Ví dụ: Trong Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 9 – bài An toàn khi giao tiếp trên In-tơ-nét , học sinh chia sẻ những trải nghiệm khi sử dụng In-tơ-nét rồi cùng thảo luận về những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng In-tơ-nét thông qua các tình huống cụ thể, thực tế; sau đó là thực hành giao tiếp an toàn trên In-tơ-nét. Bài học đưa ra những tình huống rất gần gũi, thực tế với học sinh ở các địa phương khác nhau.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng tuần học tập có cấu trúc chặt chẽ và logic giữa các hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.

Các hoạt động được thiết kế đa dạng với nhiều dạng hoạt động khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Các hoạt động thiết thực, ý nghĩa với học sinh.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo sinh hoạt dưới cờ, logo hoạt động giáo dục theo chủ đề, logo sinh hoạt lớp.

Trong sách có các hoạt động tiếp nối giúp học sinh có cơ hội vận dụng những điều đã học vào thực tiễn đời sống, qua đó các em hình thành và phát triển được các năng lực cần thiết của con người hiện đại.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Từng hoạt động trải nghiệm trong sách định hướng rõ ràng về hình thức tổ chức dạy học, giúp giáo viên dễ dàng sử dụng. Các hoạt động trong sách lựa chọn linh hoạt, vận dụng hợp lí, khoa học các phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức. Một số phương pháp được sử dụng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp kể chuyện, phương pháp dự án,… tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Với mỗi hoạt động cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi học sinh phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với học sinh.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách được cấu trúc thành 9 chủ đề với các nội dung kiến thức phong phú: Tự hào truyền thống trường em; Hành trình khôn lớn, An toàn và tự chủ trong cuộc sống; Em với cộng đồng; Nghề em mơ ước;…

Trong mỗi bài học, các kiến thức được đưa ra phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong tuần 23, học sinh xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường nơi sinh sống, ở Hoạt động tiếp nối học sinh sẽ thực hiện khảo sát. Sau đó học sinh lập kế hoạch giữ vệ sinh môi trường nơi sinh sống và sẽ thực hiện kế hoạch đó ở Hoạt động tiếp nối. Nhờ đó nội dung bài học được gắn với thực tiễn và có ý nghĩa trong thực tiễn.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo chủ đề, mỗi chủ đề triển khai trong 1 tháng. Giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Ngoài ra, có thể điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm thực tế của từng trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Hoạt động trải nghiệm 5 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ vào sách nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, video tiết dạy minh hoạ, các cataloge giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

Sách giáo khoa Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại địa chỉ Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,…).

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 – Cánh Diều của nhóm tác giả Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Phạm Quang Tiệp (Chủ biên), Lê Thị Hồng Chi, Nguyễn Thị Hương, Ngô Quang Quế để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

6. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Lịch sử Địa lí

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: Lịch sử và Địa lí 5 – Cánh Diều

Tác giả: Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK
Lịch sử và Địa lí 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Cấu trúc sách hiện đại

Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi. SGK Lịch sử và Địa lí 5 gồm 24 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các nước láng giềng, Tìm hiểu thế giới, Chung tay xây dựng thế giới và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm.

1.2. Thiết kế các bài học theo tiếp cận năng lực

Các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước.

1.3. Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá

Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, các câu chuyện về các nhân vật lịch sử,...).

Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức, phong cách và sở thích của cá nhân. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, cụ thể: Với nhiều bài, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi ở phần vận dụng để trả lời. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,…

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, chất lượng cao và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh.

Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

2.2. Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục.

Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 5, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đổ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

Dựa vào các bài học trong SGK, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...).

2.3. Đổi mới về cách trình bày và hình thức SGK

Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Lịch sử và Địa lí 5 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Điều này thể hiện ở mục Học xong bài này em sẽ mục này nêu rõ yêu cầu cần đạt cụ thể trong mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 – Cánh Diều sáng tạo không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Lịch sử và Địa lí 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXB toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 Cánh Diều do Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

7. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Anh

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG ANH 5 - EXPLORE OUR WORLD – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đào Xuân Phương Trang (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Đinh Trần Hạnh Nguyên, Nguyễn Hồ Thanh Trúc, Huỳnh Gia Mỹ.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK
Tiếng Anh 5 - Explore Our World – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World có thiết kế đẹp, hấp dẫn, với nhiều hình ảnh chân thực và có giá trị sư phạm cao. Mở đầu mỗi Unit là một bức ảnh và một câu hỏi phục vụ cho bước Lead-in (Giới thiệu bài học). Mục tiêu của phần mở đầu này là dẫn dắt và tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em ôn tập từ vựng của bài cũ, cũng như tìm hiểu thêm về chủ đề bài mới .

( Ví dụ: Mở đầu chủ điểm Kỳ nghỉ, lễ hội - Fantastic Holdays and Festivals - là hình ảnh các chú đèn lồng trong ngày tết Trung thu chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh với màu sắc ấn tượng)

Xuyên suốt 13 lessons của một Unit, kênh chữ và kênh hình cân đối hài hòa, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, vừa đảm bảo các nội dung, đề mục được trình bày đầy đủ, hợp lý, rõ ràng, khoa học, nhất quán, làm nổi bật cấu trúc, chủ đề, chủ điểm, và mục tiêu bài học của toàn bài.

( Ví dụ: Các bài học về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, giá trị sống của Unit 8 – Fantastic Festivals and Holidays được trình bày thẩm mỹ, rõ ràng, vừa sáng tạo, lại vừa chân thực, rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.)

1.2. Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Nội dung các bài học trong sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World được thiết kế với các hoạt động, trò chơi với hình thức giao tiếp chính là giao tiếp theo cặp hoặc theo nhóm. Từ đó khả năng hợp tác của học sinh được nâng cao.

( Ví dụ: Trong bài học từ vựng Unit 5 – Our health, một học sinh sẽ dùng ngôn ngữ hình thể miêu tả một căn bệnh, học sinh còn lại sẽ đoán căn bệnh bạn mình đang miêu tả, sau đó cho lời khuyên khi mắc phải căn bệnh đó. Trong bài học trọng âm Unit 6 – The World of School, một bạn sẽ nói một từ vựng, các bạn còn lại trong nhóm sẽ đứng hoặc ngồi dựa vào vị trí trọng âm của từ vựng.)

Hơn nữa, các bài học Project (Dự án) cũng như các hoạt động vẽ, làm thẻ từ vựng, còn giúp cho học sinh tăng cường khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.

( Ví dụ: Trong bài học dự án Project 1, học sinh xây dựng tháp dinh dưỡng nhằm nói về chế độ ăn uống của cá nhân.)

1.3. Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Nội dung mỗi bài học trong sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World đều được thiết kế tuân thủ ba bước lên lớp cơ bản là Present, Practice, và Produce. Đối với mỗi chủ đề, mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh có thể sử dụng kiến thức mới và áp dụng vào giao tiếp.

( Ví dụ: Ở bài học ngữ pháp của Unit 4 – Our Senses, câu hỏi Yes/No ở thì quá khứ đơn được giới thiệu thông qua các đoạn đối thoại ở hoạt động 1. Học sinh có thể thay phiên nhau đóng vai, luyện tập ngôn ngữ trong hoàn cảnh sáng tạo nội dung. Sau đó, học sinh sẽ luyện tập có kiểm soát cấu trúc ngữ pháp thông qua một bài tập nghe viết trong hoạt động 2. Ở hoạt động 3, học sinh sẽ luyện sử dụng cấu trúc vừa học để thảo luận về các hình ảnh trong hoạt động 2. Cuối cùng, học sinh sẽ vận dụng cấu trúc vừa học để nói về hoạt động của bản thân trong quá khứ—một hoạt động thiết thực trong giao tiếp—ở hoạt động 4.)

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World định hướng phát triển toàn diện cho học sinh. Những dạng hoạt động như nghe hiểu đoạn đối thoại/độc thoại ngắn (ở Lesson 48 của mỗi Unit), đọc hiểu câu chuyện, bài đọc (ở Lesson 2 11 của mỗi Unit), hoạt động thảo luận hình ảnh (ở bài mở đầu, bài học ngữ pháp ở các Lesson 3-7 , hay bài học viết ở Lesson 12 ), hoạt động giao tiếp mở rộng (ở các Lesson 10 của mỗi unit), hay hoạt động thảo luận câu hỏi (ở bài Value ) trong sách đều giúp nâng cao kỹ năng nhận thức , kỹ năng tư duy vận dụng kiến thức mới cho học sinh. Ngoài ra, thông qua việc dạy tiếng Anh, học sinh có thể được rèn khả năng tích hợp thông qua việc tìm hiểu kiến thức của các môn học khác như khoa học tự nhiên với bài học chủ đề về thời tiết và mùa ở Unit 0, về động vật ở Unit 1; về đời sống xã hội với bài học chủ đề về phương tiện giao thông ở Unit 3, nghề nghiệp ở Unit 7, sức khoẻ ở Unit 5; về toán học với các hoạt động nghe, đếm số ở Unit 0; về mỹ thuật với bài Project sau mỗi 2 units.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động qua 4 hoạt động ở mỗi lesson tương ứng với 3 bước lên lớp dễ tổ chức và quen thuộc với giáo viên là Present-Practice-Produce. Với kết cấu bài học chuẩn mực, giáo viên có thể dễ dàng giảng dạy và triển khai nhiều phương pháp dạy học tích cực. Ví dụ hoạt động Produce trong sách bao gồm Role-play, Play the game: Guessing, Bingo, hoặc Chain Game, hỏi đáp, Make cards, thảo luận v.v. Các hoạt động này biến hóa đa dạng, giúp giáo viên triển khai các phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp góc, v.v.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World có hệ thống chủ đề bài học phong phú mà quen thuộc, thú vị và thực tiễn. Ví dụ chủ đề chủ điểm về mùa, thời tiết (Unit 0), về động vật (Animal Habitats), về các món ăn và đồ uống (Let’s Eat!), về các hoạt động ở trường (The World of School), về nghề nghiệp (The World of Work), về sức khoẻ (Our Health) v.v.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sau mỗi 2 units sẽ có một bài ôn tập kiểm tra đánh giá Stop and Check dưới dạng board game và bài tập kiểm tra. Cuối mỗi học kỳ còn có các bài ôn tập Units Review được thiết kế theo dạng đề thi chuẩn chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Ngoài ra, bộ sách còn có các phiếu bài tập ( Unit Worksheets ) và kiểm tra đánh giá ( Unit Assessments ) theo từng đơn vị bài học gợi ý giúp nhà trường và giáo viên chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục và hoàn toàn có thể điều chỉnh và sáng tạo thêm các hoạt động học tập phù hợp với điều kiện giảng dạy tại địa phương.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World bao gồm 9 units. Trong đó, Unit 0 - Getting Started là bài khởi động nhằm ôn tập, cung cấp lượng kiến thức nền cơ bản để học sinh làm quen với Tiếng Anh. Units 1-4 được phân bổ vào HKI và Units 5-8 được phân bổ vào HKII. Sau mỗi 2 units sẽ có một bài ôn tập kiểm tra đánh giá dưới dạng board game và dạng đề thi theo chuẩn chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

- Nội dung SGK Tiếng Anh 5 – Explore Our World được biên soạn theo tiêu chí phù hợp với bối cảnh giảng dạy ở Việt Nam. Ở mỗi bài học, sách đều lồng ghép các yếu tố về văn hóa, lịch sử, địa lý dân tộc nhằm tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc cho học sinh. Các nội dung này mang yếu tố toàn thể, mang tính kế thừa và có thể phù hợp với nhiều địa phương.

( Ví dụ: Lesson 1, Unit 0 nói về thời tiết ở các tỉnh, thành trong nước và quốc tế)

( Ví dụ: Hình ảnh cầu Mỹ Thuận với các phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam)

( Ví dụ: hình ảnh các tỉnh, thành cùng với các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch đặc trưng ở Việt Nam)

( Ví dụ: Hình ảnh người lao động Việt Nam được đan xen ở cả kênh hình lẫn kênh chữ)

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Bộ sách Tiếng Anh 5 – Explore Our World không đóng khung và giới hạn giáo viên và học sinh. Điều này thể hiện ở chính câu lệnh của hoạt động luyện tập, khi mà sách không đóng khung cách tổ chức trò chơi là theo nhóm hay theo cặp hay cá nhân mà để mở cho giáo viên sáng tạo. Thêm vào đó bài học Value là một phần cực kỳ phù hợp để mở rộng và gia tăng yếu tố thực tế địa phương cho học sinh cấp một . Ví dụ trong bài Value ở Unit 3, giáo viên liên hệ đến tình hình giao thông thực tế của địa phương, từ đó yêu cầu học sinh vừa liệt kê những việc làm để tham gia giao giao thông tại chính địa phương của các em một cách an toàn.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Giá sách Tiếng Anh 5 - Explore Our World sẽ được đệ trình lên Bộ Tài chính đảm bảo tiêu chí hợp lý, phù hợp với mức sinh hoạt của người dân.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Công ty VEPIC và đội ngũ tác giả sẽ tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn hỗ trợ giáo viên sử dụng SGK bảo đảm chất lượng, hiệu quả bao gồm:

1. Các hội thảo tập huấn trực tiếp giới thiệu cấu trúc SGK, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018.

2. Các buổi hội thảo trực tiếp chuyên sâu theo kĩ năng chuyên đề: Sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy Tiếng Anh; Kết hợp các kĩ năng của thế kỷ 21 trong công việc giảng dạy tiếng Anh;...

3. Các webinar Bài giảng mẫu và luyện tập cung cấp những trải nghiệm cá nhận và thiết thực đến từ các bài học mẫu của các giáo trình học khác nhau: https://www.ngl-asia.com

4. Các webinar toàn cầu đến từ các chuyên gia giảng dạy Tiếng Anh, các nhà thám hiểm của Hiệp hội địa lý Hoa Kỳ và các diễn giả đến từ tổ chức TED: https//webinars.eltngl.com

5. Hỗ trợ trực tiếp Sách Tiếng Anh Cánh Diều : hoc10.vn

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Bộ sách cung cấp nguồn tài nguyên hỗ trợ đa dạng, phong phú cho giáo viên và học sinh đăng tải trên trang điện tử hoc10.vn bao gồm:

- Sách giáo khoa điện tử (dùng với cả máy chiếu và bảng tương tác)

- Sách bài tập số hóa

- Sách giáo viên số hóa

- Phân phối chương trình 4 tiết/tuần

- Giáo án gợi ý chi tiết theo 6 bước cho mỗi bài học

- Bài giảng trình chiếu gợi ý (dùng với máy chiếu) để phục vụ giảng dạy trực tiếp.

- Thẻ từ vựng (flash cards)

- Phiếu bài tập (worksheets)

- Audio sách học sinh, sách bài tập

- Sơ đồ tư duy (graphic organizers)

- Hệ thống bài kiểm tra đánh giá gợi ý giúp nhà trường và giáo viên chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục và hoàn toàn có thể điều chỉnh và sáng tạo thêm các hoạt động học tập phù hợp với điều kiện giảng dạy tại địa phương.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Sách được in giấy couche đảm bảo chất lượng kênh hình, kênh chữ, tốt cho mắt của học sinh (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...).

4.5. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Công ty VEPIC và các đơn vị liên kết xuất bản bộ sách Cánh Diều cam kết đồng hành cùng cán bộ quản lí, giáo viên các cơ sở GDPT, phụ huynh, học sinh trong suốt quá trình lựa chọn, sử dụng sách SGK; cung ứng SGK kịp thời, đầy đủ và đồng bộ trước năm học mới .

KẾT LUẬN:

Sách giáo khoa Tiếng Anh 5 - Explore Our World (bộ sách Cánh Diều) được biên soạn đáp ứng 100% theo khung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT và Chuẩn đầu ra A1.

Thiết kế và trình bày sách giáo khoa hấp dẫn, đảm bảo tính thẩm mĩ; cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; sử dụng hình ảnh thật tạo được sự hứng thú cho học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học tiếng Anh và tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 5.

Nội dung sách giáo khoa có hệ thống chủ đề, chủ điểm, kiến thức phong phú, gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam. Các phần dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rõ ràng đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp, tạo điều kiện cho học sinh học theo định hướng phát triển năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, hình thành phẩm chất chủ yếu của người học và giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Các hoạt động trong sách bảo đảm vừa là công cụ tổ chức dạy học tích cực, vừa là công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.

Cấu trúc sách giáo khoa và cấu trúc bài học rõ ràng, nhất quán xuyên suốt giáo trình, thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh, thuận tiện cho giáo viên trong quá trình tổ chức dạy và học.

Nguồn tài nguyên số, học liệu, sách điện tử đi kèm cùng sách giáo khoa đa dạng, phong phú (dùng với cả máy chiếu và bảng tương tác) được đăng tải trên trang thông tin điện tử hoc10.vn   giúp giáo viên có thể linh hoạt áp dụng cho nhiều điều kiện triển khai khác nhau.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

8. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 môn Giáo dục thể chất

TRƯỜNG TH: …………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên), Mai Thị Bích Ngọc (Chủ biên), Đinh Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Quyết, Đinh Khánh Thu.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều được trình bày theo phần, các chủ đề, và bài học. Mỗi bài học lại được cấu trúc thành các phần riêng biệt, theo đó mỗi phần đều sử dụng logo, màu sắc khác nhau, tạo hiệu ứng bắt mắt và phù hợp với nội dung của từng phần.

- Các phần trình bày được phối hợp sử dụng cả kênh hình và kênh chữ theo hướng ưu tiên sử dụng kênh hình.

- Mỗi chủ đề được trình bày với màu nền khác nhau, phù hợp với nội dung và môn thể thao cụ thể.

- Các hình vẽ vừa mang tính giới thiệu, lại vừa minh hoạ, gợi mở để giáo viên và học sinh có căn cứ sáng tạo thêm nhiều nội dung học tập, rèn luyện khác tương tự. Hình vẽ học sinh trong từng chủ đề có tính toán tới sự cân đối về giới tính và sử dụng trang phục phù hợp với tập luyện và yêu cầu chung trong các giờ học Giáo dục thể chất.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Cụ thể: Ở phần Luyện tập trong bài học có các bài tập luyện tập, các trò chơi vận động được giới thiệu theo mục đích tập luyện và có định hướng thêm các hình thức tổ chức tập luyện, giúp giáo viên và học sinh dễ dàng sáng tạo, phát triển thành nhiều bài tập, trò chơi tương tự… làm cho giờ học đa dạng, sinh động và hấp dẫn qua đó khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia học tập và rèn luyện; trong phần Vận dụng, việc gợi mở, định hướng nội dung đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh sẽ giúp giáo viên và học sinh linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung đánh giá học sinh và vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Trong cấu trúc của từng bài học, xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, yêu cầu cần đạt của của từng bài học giúp học sinh định hướng được mục tiêu học tập. Mặt khác, ở phần Vận dụng ở mỗi bài học đều có các phần định hướng các câu hỏi, nội dung giúp học sinh có thể tự đánh giá được mức độ tiếp thu bài học và vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong từng bài học, qua đó xác định được mức độ đạt được trong từng bài học.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều được thiết kế nhằm hướng đến cho học sinh một số năng lực, kĩ năng nhất định, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Trong đó: Phần Kiến thức chung, giúp học sinh biết và thực hiện được các hoạt động vệ sinh bảo đảm an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất; Phần Vận động cơ bản, trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục với gậy; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể. Phần Thể thao tự chọn, trang bị cho học sinh các động tác cơ bản của nội dung thể thao ưa thích, xử lí được một số tình huống trong tập luyện và thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Các nội dung được chọn lọc và đưa vào các chủ đề thể thao tự chọn cũng giúp học sinh phát huy khả năng vận dụng các kĩ năng chuyên môn vào thực tiễn hoạt động thi đấu thể thao cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn phần: Mở đầu, Kiến thức mới, luyện tập, Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi phần, giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Cụ thể: các nội dung kiến thức trong sách Giáo dục thể chất 5 - Cánh Diều là sự tích hợp giữa kiến thức về Thể dục thể thao với các kiến thức về y sinh học; các chủ đề Bài tập thể dục có sự tích hợp với âm nhạc, vũ đạo, tạo nên sự hứng thú, sinh động cho các giờ học thể chất. Ngoài ra, giữa các chủ đề khác nhau cũng có sự tích hợp, sử dụng chung một số nội dung như phần khởi động chung ở tất cả các chủ đề, một số nội dung chạy được tích hợp vào trong các chủ đề tự chọn…

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. Cụ thể:

- Phần định hướng nội dung đánh giá được đưa vào đầu mỗi bài học, trong phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt. Điều này giúp GV và HS có định hướng nội dung cần đánh giá ngay từ khi bắt đầu bài học. Theo đó, sẽ có định hướng tập trung hơn vào các nội dung kiến thức, kĩ năng cần trang bị và rèn luyện, giúp nâng cao được hiệu quả giảng dạy và học tập.

- Nội dung và cách thức đánh giá (đánh giá kiến thức, kĩ năng) trình bày tích hợp trong phần Vận dụng.

Trên cơ sở hai nội dung trên, GV có thể thường xuyên quan sát, kiểm tra đánh giá năng lực của HS để kịp thời điều chỉnh nội dung, tiến độ giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

- Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều sáng tạo không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalogue giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều cố ý đưa dụng cụ dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Giáo dục thể chất 5 – Cánh Diều do Đinh Quang Ngọc (Tổng Chủ biên), Mai Thị Bích Ngọc (Chủ biên), Đinh Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Quyết, Đinh Khánh Thu.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

9. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 môn Âm nhạc

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: ÂM NHẠC 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Trương Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Âm nhạc 5 – Cánh diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Âm nhạc 5 – Cánh Diều có cấu trúc hài hòa giữa nội dung và hình thức, có sự cân đối giữa kênh chữ và kênh hình. Tất cả hình vẽ trong sách đều có tính thẩm mỹ, không chỉ để minh họa mà còn hỗ trợ hoạt động học tập của HS, giúp các em tăng cường khả năng tương tác và tự học.

Với cấu trúc hài hòa về nội dung, HS học tập không bị quá tải, đồng thời thường xuyên được luyện tập kĩ năng thực hành, phát triển được năng lực âm nhạc.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mỗi chủ đề có 4 trong số 6 nội dung là: hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc.

Nội dung của sách đảm bảo sự hài hòa giữa những nội dung của Việt Nam và nước ngoài, vừa có sự kế thừa, vừa có sự đổi mới, lựa chọn được những bài học hấp dẫn, đảm bảo tính vừa sức và khả thi, góp phần thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Sách thiết kế nội dung các bài học và những hoạt động học tập phong phú và đa dạng. Các chất liệu, ngữ liệu, tác phẩm âm nhạc,… vừa có giá trị nghệ thuật, vừa gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học đều cụ thể, dễ thực hiện theo các hình thức (tổ, nhóm, cặp, cá nhân), hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Sách thiết kế nội dung hát là trục chính trong các chủ đề, là bối cảnh để tổ chức một số hoạt động âm nhạc như gõ đệm, vận động, trải nghiệm, sáng tạo... vì vậy tất cả các chủ đề đều mở đầu bằng nội dung hát, sau đó là các nội dung khác.

Nội dung nhạc cụ, sách thiết kế song song 2 hệ thống bài tập giai điệu, để HS chọn một trong hai nhạc cụ: sáo ri-coóc-đơ (recorder) hoặc kèn phím. Điểm nổi bật ở SGK Âm nhạc Cánh Diều cấp tiểu học là HS có thể trình bày nối tiếp 2 bài tập ri-coóc-đơ hoặc 2 bài tập kèn phím thành một giai điệu hoàn chỉnh hơn, giúp HS nâng cao năng lực cảm thụ và kĩ năng chơi nhạc cụ.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Chủ đề SGK Âm nhạc được thiết kế đảm bảo tính đa dạng và phù hợp độ tuổi HS, góp phần hình thành và phát triển cho các em những phẩm chất tốt đẹp (tên các chủ đề là: Niềm vui, Mùa thu, Tuổi thơ, Loài vật em yêu, Thiên nhiên, Gia đình, Quê hương, Tạm biệt mái trường), qua đó giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, thiết kế nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá. Ví dụ: Biểu diễn bài hát Niềm vui của em, Ánh trăng vàng, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Chim bay theo một trong những hình thức:

- Hát đơn ca.

- Hát song ca.

- Hát tốp ca.

- Hát kết hợp gõ đệm.

- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách có 8 chủ đề, mỗi học kì có 4 chủ đề và mỗi chủ đề được dạy học trong 4 tiết, riêng chủ đề 8 dạy học trong 3 tiết. Cấu trúc của mỗi chủ đề đều có các phần: Mở đầu; Kiến thức mới – Luyện tập; Vận dụng. Cấu trúc và nội dung các bài học giúp tổ/ nhóm chuyên môn dễ dàng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách Âm nhạc 5 có hai bài dân ca Việt Nam là Chim bay (Theo điệu Lí thương nhau, dân ca Trung Bộ), Mưa rơi (Dân ca Xá, Tây Bắc), có hai bài hát nước ngoài là Ánh trăng vàng (Nhạc: Trung Quốc), Lá phong (Nhạc: Nhật Bản), có bốn bài hát tuổi học sinh là Niềm vui của em (Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng), Khăn quàng thắp sáng bình minh (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), Cho con (Nhạc: Phạm Trọng Cầu; Lời thơ: Tuấn Dũng), Em vẫn nhớ trường xưa (Nhạc và lời: Thanh Sơn).

Về n ội dung nghe nhạc, sách chọn một số bản nhạc không lời và có lời phù hợp với độ tuổi học sinh, trong đó có những bản nhạc nước ngoài là Thiên nga (Nhạc: Ca-min Xanh Xăng), Mùa xuân (Nhạc: An-tô-ni-ô Vi-van-đi), Tay trong tay (Nhạc: Cô-stát Ca-cô-ian-nít; Lời: Pam-bốt Cô-da-lít) cùng với một số ca khúc Việt Nam như: Những bông hoa, những bài ca (Nhạc và lời: Hoàng Long), Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ), Hạt gạo làng ta (Nhạc: Trần Viết Bính; Lời thơ: Trần Đăng Khoa).

Như vậy, sách đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của các địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Sách Âm nhạc 5 giúp HS được trải nghiệm những hoạt động gần gũi với đời sống, thông qua những bài tập rất thú vị và sinh động như: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể; Đặt lời cho bài đọc nhạc theo nhóm; Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ; Dùng cốc thủy tinh làm nhạc cụ; Khám phá bức tranh và kể tên những nhạc cụ; Sáng tạo và thể hiện động tác vận động phụ họa cho bài hát,… tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Âm nhạc 5 – Cánh Diều không dành khoảng trống cho HS viết, vẽ nên sách có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước, giúp GV nắm được những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như các học liệu (video, audio, hình ảnh,…), sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo,… SGK Âm nhạc Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Âm nhạc 5 còn đề xuất những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của SGK Cánh Diều có ở khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%).

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Âm nhạc 5 – Cánh Diều của nhóm tác giả Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Trương Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

10. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 môn Mĩ thuật

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: MĨ THUẬT 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Thị Đông (Tổng chủ biên), Phạm Đình Bình, Nguyễn Thị Huyền (đồng Chủ biên), Nguyễn Hải Kiên.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Mĩ thuật 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 5 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, màu sắc hài hoà hấp dẫn đối với học sinh.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Trong cả 7 chủ đề, nội dung của các bài học được thể hiện thông qua các hình ảnh, đồ vật gần gũi với học sinh, có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, kích thích trí tò mò khoa học, sự sáng tạo của học sinh.

Ví dụ: Bài 1: Kì nghỉ hè của em

HS chính là người tham gia các hoạt động thực tế trong kì nghỉ hè của mình và kể lại những hoạt động đó bằng những bức tranh sinh động diễn tả các công việc, trò chơi đã làm trong kì nghỉ hè của mình.

Bài 2: Phong cảnh mùa hè

Ở bài học này học sinh sẽ được cung cấp thêm các kiến thức về màu sắc, địa danh,… Học sinh có thể vẽ, cắt, xé, dán,… bức tranh về phong cảnh của quê hương mình hoặc các địa danh khác trên quê hương đất nước Việt Nam, nơi mà học sinh đã được tham quan hay được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng.

1.3. Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt Thực hành, sáng tạo trong SGK Mĩ thuật 5 Cánh Diều luôn đưa vào nhiều cách thực hành để trao quyền chủ động cho học sinh cũng như giáo viên có thể lựa chọn cách thực hành phù hợp với từng địa phương và khả năng của học sinh. Từ đó học sinh sẽ chủ động chuẩn bị cách học liệu dễ dàng hơn.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và vận dụng.

Qua các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng quan sát và thực hành. Từ đó nói lên tính cách của học sinh cũng như khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh trong quá trình thuyết trình các sản phẩm mà học sinh đã tạo được cũng như nhận xét, góp ý cho sản phẩm của bạn.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn mục: Quan sát, nhận biết; Thực hành, sáng tạo; Cảm nhận, chia sẻ; Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Mĩ thuật 5 đa dạng và dễ áp dụng như: học qua quan sát; học qua hợp tác, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm và cả lớp.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi học sinh phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với học sinh.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 10. Bảo vệ môi trường biển

Thông qua bài học sẽ giúp học sinh được tìm hiểu và biết thêm về các hoạt động bảo vệ môi trường biển. Trong SGK cũng đưa ra các nội dung hình ảnh quan sát để học sinh nhận biết được đâu là hoạt động gây hại cho môi trường biển và hình ảnh bảo vệ môi trường biển. Từ đây học sinh có thể dùng nhiều cách khác nhau để thực hiện một bức tranh về bảo vệ môi trường biển.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh thực hành, vẽ lại, thiết kế, mô phỏng,... Trong hoạt động đều có những yêu cầu ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, dựa theo phân phối thời lượng của chương trình để sắp xếp số lượng mỗi tiết cho các bài học hợp lí nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các học liệu được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản, dễ tìm kiếm ở địa phương, dễ làm, dễ dạy.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Mĩ thuật 5 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Mĩ thuật 5 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn



4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Mĩ thuật 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...).

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Mĩ thuật 5 – Cánh Diều của nhóm tác giả Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Phạm Đình Bình, Nguyễn Thị Huyền, (đồng Chủ biên), Nguyễn Hải Kiên để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

11. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 môn Công nghệ

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: CÔNG NGHỆ 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Mai Lan, Ngô Văn Thanh, Chu Văn Vượng

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Công nghệ 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Công nghệ 5 – Cánh Diều được thiết kế kết hợp giữa kênh chữ với kênh hình cân đối, đẹp mắt, hấp dẫn. Cách trình bày tạo hứng thú và phù hợp với học sinh lớp 5.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mỗi bài học được cấu trúc theo các hoạt động, bao gồm các hoạt động: Khởi động; Hình thành kiến thức, kỹ năng; Luyện tập, Thực hành; Vận dụng. Hoạt động học tập đều đưa ra những câu hỏi, những gợi ý thúc đẩy học sinh học tập tích cực, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Ví dụ: hoạt động Luyện tập được tổ chức sinh động dưới dạng trò chơi, rèn luyện kỹ năng hợp tác và tạo hứng thúc học tập.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Các hoạt động đều có câu hỏi, gợi ý để học sinh biết cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu học tập.

Ví dụ: Hoạt động Thực hành yêu cầu học sinh nhật xét sản phẩm học tập (thiết kế, mô hình xe điện chạy bằng pin, mô hình máy phát điện gió, mô hình điện mặt trời) đều gợi ý các tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá cụ thể giúp học sinh dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Công nghệ 5 đều hướng đến hình thành các năng lực thành phần của năng lực công nghệ (đặc biệt năng lực sử dụng công nghệ, năng lực thiết kế kỹ thuật), góp phần phát triển các năng lực chung như khả năng tự học (năng lực tự chủ và tự học), vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã học vào trong cuộc sống (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Ví dụ: Trong bài 4: Thiết kế sản phẩm công nghệ, hoạt động Thực hành “Vẽ phác thảo hộp bút theo ý tưởng của em” giúp học sinh hình thành năng lực thiết kế kỹ thuật.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Bài học được thiết kế dưới dạng hoạt động học tập, đầu mỗi hoạt động đều có logo biểu tượng giúp giáo viên và học sinh thuận tiện hơn khi thực hiện các hoạt động dạy và học. Mỗi hoạt động giáo viên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực khác nhau sao cho phù hợp với từng nội dung bài học. Ví dụ như tạo nhóm theo nhóm đôi, nhóm 4,…

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn công nghệ với đời sống và công nghệ với các môn học khác. Ví dụ: Bài 6 - “Sử dụng điện thoại”, Bài 7 - “Sử dụng tủ lạnh” đều có hoạt động giúp học sinh khám phá thêm cách sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong đời sống.

Một số bài học thể hiện rõ yêu cầu giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Ví dụ: Bài 9 – “Mô hình máy phát điện gió”, Bài 10 – “Mô hình điện mặt trời” thể hiện lợi ích bảo vệ môi trường.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các hoạt động Thực hành, Vận dụng, Trò chơi . Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh.

Trong các hoạt động Khởi động, Khám phá , giáo viên có thể lựa chọn tình huống trong sách hoặc tình huống tương tự trong thực tiễn thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng mục tiêu của bài (Yêu cầu cần đạt của chương trình).

Hầu hết các bài trong sách đều có Trò chơi, Phiếu đánh giá để hỗ trợ giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và tổ chức học sinh tự đánh giá.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý, giúp giáo viên tham khảo khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Ví dụ với Bài 5 – “Dự án: Em tập làm nhà thiết kế” có thể sử dụng vật liệu đơn giản, sẵn có trong thực tiễn của địa phương để làm dụng cụ, vật liệu học tập.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Căn cứ theo nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ 5, sách giáo khoa Công nghệ 5, bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học và cả kế hoạch bài dạy phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của nhà trường.

Theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cụ thể của nhà trường mà giáo viên có thể điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp. Điều quan trọng là đảm bảo đáp ứng mục tiêu chung của môn học và mục tiêu riêng của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Công nghệ 5 – Cánh Diều không yêu cầu, không tạo điều kiện và có lời khuyên (ngay ở trang 2): “Em giữ gìn sách sạch đẹp, không viết, vẽ vào sách nhé” để sách được sử dụng lâu dài cho các học sinh lớp sau. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

Báo cáo viên tập huấn là tác giả sách giáo khoa, đó là các giảng viên có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học. Phương pháp tập huấn luôn được đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tương, đảm bảo hỗ trợ tốt cho cán bộ quản lí, giáo viên khi thực hiện.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như video, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Công nghệ 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền và đáp ứng thông tư 37 về danh mục thiết bị dạy học ở tiểu học

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, tổ chuyên môn bỏ phiếu thống nhất ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Công nghệ 5 – Cánh Diều do Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Mai Lan, Ngô Văn Thanh và Chu Văn Vượng biên soạn để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm học tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

12. Biên bản sinh hoạt chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 môn Tin học

TRƯỜNG TH: …..……………….

TỔ: …………………………….....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIN HỌC 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Thuỷ (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Chí Trung.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

TIN HỌC 5 – CÁNH DIỀU

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Sách gồm 6 chủ đề gồm A, B, C, D, E, F. Có bài tập nhóm (ở Chủ đề F) thuộc dạng dự án học tập nhỏ dự kiến thực hiện bài trong 1 tiết. Dự án học tập này sẽ giúp giáo viên tạo cơ hội để thực hiện tốt việc dạy học tích hợp, đồng thời giúp học sinh làm quen với việc thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Mỗi bài học đều có cấu trúc chung gồm:

Phần mở đầu nêu mục tiêu cần đạt của bài học.

Phần kiến thức mới (gồm bài học và các hoạt động kiến tạo kiến thức).

Luyện tập: gồm câu hỏi và bài tập luyện tập.

Vận dụng: vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

Ghi nhớ: giúp học sinh tóm tắt lại nội dung chính, cốt lõi.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách đều hướng đến hình thành năng lực tin học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Hầu hết các bài học trong sách đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn liền tin học với cuộc sống giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính,…

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, mỗi bài thực hiện trong một tiết học nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách được thiết kế để tránh cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%).

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tin học 5 – Cánh Diều do Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Thuỷ (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Chí Trung để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

Trên đây, VnDoc đã gửi tới thầy cô Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Cánh diều. Ngoài ra, VnDoc.com còn có đầy đủ phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 các sách khác nhau như:

Bên cạnh đó, các thầy cô có thể tham khảo thêm: Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học có kèm đáp án và bảng ma trận.

Đánh giá bài viết
3 30.471
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm