Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất không tan trong nước lạnh là

Chất không tan được trong nước lạnh

Chất không tan trong nước lạnh là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi trắc nghiệm hóa 12 chương 2 liên quan đến Hóa 12 Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Hy vọng nội dung câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc ghi nhớ vận dụng kiến thức giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan

Chất không tan được trong nước lạnh là

A. fructozơ.

B. glucozơ.

C. saccarozơ.

D. tinh bột

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh

Đáp án D

1. Tính chất vật lí

Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột.

2. Cấu trúc phân tử

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α - glucozơ liên kết với nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích α - glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin.

Tinh bột (trong các hạt ngũ cốc, các loại củ) là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin, trong đó amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn.

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Từ khí cacbonic và nước, dưới tác dụng cua ánh sáng mặt trời và chất diệp lục, tinh bột dược tạo thành theo sơ đồ phản ứng sau:

CO2 \xrightarrow[chất diệp lục]{H_{2} O, as} C6H12O6 → (C6H10O5)n

glucozo       tinh bột

3. Tính chất hóa học

3.1. Phản ứng thủy phân

Tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim.

(C6H10O5)n + nH2O \overset{H^{+} ,t^{\circ } }{\rightarrow} nC6H12O6

3.2. Phản ứng màu với iot

Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

Phản ứng giữa hồ tinh bột với dung dịch iot tạo màu xanh lam đặc trưng (còn được gọi là phản ứng màu của iot với hồ tinh bột).

Đây là phản ứng dùng để nhận biết tinh bột.

Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra dung dịch có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím.

4. Ứng dụng tinh bột

Tinh bột là một trong những  chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.

Trong công nghiệp: dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.

Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozo nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Xenluozo có nhiều trong

A. thân cây, sợi bông

B. các loại hạt, củ

C. lá cây, củ, quả

D. rễ cây, hoa, khoai, lúa mạch

Xem đáp án
Đáp án A

Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối.

Xenlulozơ có nhiều trong bông (95 – 98%) đay, gai, tre, nứa (50 – 80%), gỗ (40 -50%),...

Câu 2. Công thức hóa học của tinh bột và xenlulozo là

A. (C6H10O5)n

B. C6nH12nO5n

C. C6H10O5n

D. (C6H12O5)n

Xem đáp án
Đáp án A

Công thức hóa học của tinh bột và xenlulozo là (C6H10O5)n

Câu 3. Tinh bột có tính chất nào sau đây?

A. không mùi, dễ tan trong nước lạnh

B. không mùi, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng

C. không mùi, tan ít trong nước lạnh và nước nóng

D. Mùi thơm nhẹ, tan tốt trong nước

Xem đáp án
Đáp án B

Là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột

Tinh bột có nhiều trong các loại gạo, khoai, sắn, ….

Câu 4. Để phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với axit H2SO4.

B. với dung dịch AgNO3/NH3.

C. với dung dịch iot.

D. thuỷ phân

Xem đáp án
Đáp án C

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng với dung dịch iot. Xenlulozơ không phản ứng còn tinh bột có phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh đen.

Câu 5. Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là

A. Tinh bột

B. Chất béo

C. Protein

D. Etyl axetat

Xem đáp án
Đáp án A

Chất hữu cơ X khi thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1 sản phẩm duy nhất, X là tinh bột

(-C6H10O5-)n + nH2O \overset{t^{o},axit }{\rightarrow} nC6H12O6 (glucozơ)

Câu 5. Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat:

(1) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m.

(2) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở.

(3) Fructozo có thể chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm.

(4) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức.

(5) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym.

Số phát biểu đúng là ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m.

(2) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở.

(3) Fructozo có thể chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm.

(5) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym.

Câu 6. Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 3, 5.

C. 2, 4, 6.

D. 2, 4, 5.

Xem đáp án
Đáp án B

Các chất có phản ứng tráng bạc là: (1) metyl fomiat; (3) axit fomic; (5) glucozơ

(2) và (4) có phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa nhưng không được gọi là phản ứng tráng bạc

---------------------------------

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Chất không tan trong nước lạnh là. Nội dung  tài liệu bám sát lý thuyết hóa 12 chương 2, kèm theo các ví dụ minh họa giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 22.630
Sắp xếp theo

    Ôn tập Hóa 12

    Xem thêm