Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu học tập môn Địa lý lớp 12 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn luyện tập và sẵn sàng cho bài thi học kì 1 sắp diễn ra, mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 12 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp năm 2014 - 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH ĐỒNG THÁP

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học: 2014-2015

Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 12

Ngày thi: 10/12/2014

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm)

  1. Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam? Xác định giới hạn các bộ phận vùng biển đó?
  2. Nêu ý nghĩa về kinh tế của vị trí địa lí nước ta mang lại?

Câu II. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị tính: 0C)

Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung bình năm

21,2

23,5

25,1

25,7

27,1

  1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam.
  2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam.

Câu III. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

  1. Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây những khó khăn nào trong sản xuất nông nghiệp.
  2. Kể tên các cao nguyên trên đá badan và đá vôi của nước ta. Cho biết ý nghĩa kinh tế của các cao nguyên.

II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (2,0 điểm)

Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

  1. Những vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
  2. Cho biết thời gian, nơi xảy ra, hậu quả và biện pháp phòng chống hạn hán.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

SỰ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ SUY GIẢM SỐ LƯỢNG LOÀI THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT

Số lượng loài

Thực vật

Thú

Chim

Bò sát lưỡng cư

Số lượng loài đã biết

14500

300

830

400

2550

Số lượng loài bị mất dần

500

96

57

62

90

Trong đó, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng

100

62

29

-

-

  1. Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta.
  2. Nêu biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay?

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Câu I (2,0 điểm)

1. Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam? Xác định giới hạn các bộ phận vùng biển đó?

  • Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. (HS nêu đúng 3 bộ phập cho 0,25 điểm)
  • Giới hạn:
    • Nội thủy: tiếp giáp đất liền phía trong đường cơ sở.
    • Lãnh hải: rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển.
    • Tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí.
    • Vùng đặc quyền kinh tế: rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra ngoài.
    • Thềm lục địa: đáy biển (phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển), có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.

(HS nêu đúng 2 bộ phận cho 0,25 điểm, đúng 3 bộ phận cho 0,5 điểm, đúng 4 bộ phận cho 0,75 điểm)

2. Nêu ý nghĩa về kinh tế của vị trí địa lí nước ta mang lại?

  • Thuận lợi giao thương với các nước bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
  • Cửa ngõ mở lối ra biển cho Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
  • Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư của nước ngoài.
  • Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế: khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch biển,...

Câu II (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ

  • Vẽ biểu đồ cột, chính xác, ghi đầy đủ các chỉ số, tên biểu đồ.
  • Thiếu tên biểu đồ, đơn vị, chỉ số, thiếu sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm.

(HS vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm)

2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam.

  • Nhận xét:
    • Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam tăng (dẫn chứng)
    • Nhiệt độ trung bình ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.
  • Giải thích:
    • Miền Nam nằm vĩ độ thấp hơn miền Bắc, nên góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn (Càng vào Nam càng gần xích đạo).
    • Miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

Câu III. (3,0 điểm)

1. Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây những khó khăn nào trong sản xuất nông nghiệp.

  • Biểu hiện:
    • Mạng lưới sông ngòi dày đặc (có 2360 con sông dài trên 10 km, dọc biển cứ 20 km gặp một cửa sông, phần lớn là sông nhỏ).
    • Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
    • Chế độ nước theo mùa (mùa lũ ứng với mùa mưa, mùa cạn ứng với mùa khô).
  • Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu, thời tiết không ổn định,...

2. Kể tên các cao nguyên trên đá badan và đá vôi của nước ta. Cho biết ý nghĩa kinh tế của các cao nguyên.

  • Kể tên các cao nguyên:
    • Cao nguyên trên đá badan: Plây Ku, Đăk Lăk, Kon Tum, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.
    • Cao nguyên trên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
  • Ý nghĩa kinh tế:
    • Phát triển cây công nghiệp.
    • Phát triển du lịch.
    • Phát triển chăn nuôi,...

II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (2,0 điểm)

Câu IV.a. (2,0 điểm)

1. Những vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?

Có 2 vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường:

  • Mất cân bằng sinh thái (gia tăng thiên tai, bão lụt, hạn hán, biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu).
  • Ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất)

2. Cho biết thời gian, nơi xảy ra, hậu quả và biện pháp phòng chống hạn hán.

  • Thời gian: mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
  • Nơi xảy ra: nhiều nơi (miền Bắc: 3-4 tháng; miền Nam, vùng thấp Tây Nguyên: 4-5 tháng; cực Nam Trung Bộ: 6-7 tháng)
  • Hậu quả: thiệt hại cho cây trồng, cháy rừng, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và đời sống nhân dân.
  • Biện pháp: xây dựng thủy lợi, trồng rừng

Câu IV.b. (2,0 điểm)

1. Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta.

  • Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  • Dẫn chứng tính đa dạng và suy giảm từng loài

2. Nêu biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay?

  • Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
  • Quy định việc khai thác: gỗ, động vật, thủy sản,...

* Lưu ý: Học sinh trả lời ý khác nhưng đúng vẫn cho đủ điểm. Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 điểm làm tròn 0,5 điểm, lẻ 0,75 điểm làm tròn 1,0 điểm).

Đánh giá bài viết
1 1.654
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm