Giải Lý 10 Bài 28: Động lượng KNTT

Giải Vật lý 10 Kết nối tri thức Bài 28

Giải Lý 10 Bài 28: Động lượng KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết giải Vật lý 10 Kết nối tri thức dưới đây nhé.

I. Động lượng

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Tìm thêm ví dụ minh họa cho ý nghĩa vật lí trên của động lượng.

Lời giải

- Trong thi đấu quần vợt, tuyển thủ dùng lực lớn để tác động vào quả bóng thì vận tốc của quả bóng sẽ tăng nhanh khiến đối phương khó đỡ hơn so với khi tác động 1 lực nhẹ hơn.

- Xe ô tô đi với tốc độ càng cao, khi va chạm thì hậu quả càng nghiêm trọng.

Câu hỏi 2 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

a) Động lượng của xe tải hay ô tô trong hình ở đầu bài lớn hơn?

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, tại sao thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng?

Lời giải

a) Động lượng của xe tải lớn hơn vì xe tải có khối lượng lớn hơn.

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, khi động lượng của quả bóng tăng thì vận tốc của quả bóng cũng tăng. Vì quả bóng bay tới rất nhanh nên thủ môn sẽ có ít thời gian để đưa ra phản ứng do đó sẽ khó đoán đúng hướng bóng và khó bắt bóng hơn.

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng.

b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2).

Giải Lý 10 Bài 28 KNTT

Lời giải

a) Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác được gọi là động lượng của vật.

- Đơn vị của động lượng là kg.m/s.

b) Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật. Do đó, vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt được biểu diễn như sau:

Giải Lý 10 Bài 28 KNTT

Câu hỏi 2 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.

B. Động lượng là đại lượng vectơ.

C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s.

D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.

Lời giải

Đáp án D đúng

Câu hỏi 3 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau:

a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h.

b) Một hòn đá khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s.

c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg.

Lời giải

a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s

Độ lớn động lượng của xe bus là:

p1 = m1.v1 = 3000.20 = 60000 kg.m/s

b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Độ lớn động lượng của hòn đá là:

p2 = m2.v2 = 0,5.10 = 5 kg.m/s

c) Độ lớn động lượng của electron là:

p3 = m3.v3 = 9,1.10-31.2.107 = 1,82.10-23 kg.m/s

Câu hỏi 4 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.

Lời giải

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg; 36 km/h = 10 m/s; 54 km/h = 15 m/s

- Độ lớn động lượng của xe tải là:

p1 = m1.v1 = 1500.10 = 15000 kg.m/s

- Độ lớn động lượng của xe ô tô là:

p2 = m2.v2 = 750.15 = 11250 kg.m/s

Vì 15000 > 11250 nên xe tải có độ lớn động lượng lớn hơn xe ô tô.

Động lượng của hai xe cùng phương, ngược chiều.

Câu hỏi 5 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s?

Lời giải

Ta có: p = m.v = \frac{P}{g}.v

Trong đó:

+ P: đơn vị là N.

+ g: đơn vị là m/s2.

+ v: đơn vị là m/s.

=> Đơn vị của động lượng còn có thể viết là: Giải Lý 10 Bài 28 KNTT

II. Xung lượng của lực

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Trong các ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn?

- Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được quả bóng vào lưới đối phương.

- Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng.

- Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.

Lời giải

Trong thời gian rất ngắn:

- Quả bóng chịu tác dụng lực của chân cầu thủ.

- Quả bóng bi-a chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn.

- Quả bóng gôn chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào.

Câu hỏi 2 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào?

Tại sao lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó.

Lời giải

- Sự biến đổi trạng thái chuyển động của các vật:

+ Quả bóng đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực của chân cầu thủ thì chuyển động cùng hướng với vận tốc sút của cầu thủ.

+ Quả bóng bi-a đang chuyển động theo hướng này, sau khi chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn thì chuyển động theo hướng khác.

+ Quả bóng gôn đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào thì chuyển động cùng hướng với vận tốc mà lực của cây gậy tác dụng.

- Lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật vì: chân cầu thủ sút vào bóng, thành bàn tác dụng lực vào bi-a, gậy vụt vào bóng tạo ra xung lượng lớn, mà xung lượng được biểu diễn bằng tích nên nếu rất nhỏ thì lực F rất lớn nó sẽ gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động.

Câu hỏi 1 trang 112 SGK Lý 10 KNTT

a) Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì?

b) Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng tốc độ. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là

A. mv.

B. –mv.

C. 2mv.

D. –2mv.

Lời giải

a) Xung lượng của lực làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật.

b) Đáp án C

Câu hỏi 2 trang 112 SGK Lý 10 KNTT

Thủ môn khi bắt bóng không muốn đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của quả bóng. Thủ môn làm thế để

A. làm giảm động lượng của quả bóng.

B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng.

C. làm tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay.

D. làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay.

Lời giải

Đáp án D đúng

Câu hỏi 3 trang 112 SGK Lý 10 KNTT

Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.10-3s.

Lời giải

Đổi 46 g = 0,046 kg

- Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là:

F.∆t = ∆p = m.v2 - m.v1 = 0,046.70 - 0 = 3,22N.s

- Độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng là:

F.∆t = ∆p => F = \frac{\triangle p}{\triangle t} = \frac{3,22}{0,5.10^{-3} } = 6440N

Câu hỏi 4 trang 112 SGK Lý 10 KNTT

Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s.

a) Tính động lượng của mỗi vật.

b) Vật nào khó dừng lại hơn? Vì sao?

Lời giải

a) Tính động lượng của mỗi vật.

- Động lượng của vật 1 là:

p1 = m1.v1 = 1.3 = 3 kg.m/s

- Động lượng của vật 2 là:

p2 = m2.v2 = 2.2 = 4 kg.m/s

b) Vật 2 khó dừng lại hơn vì vật 2 có động lượng lớn hơn.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 28: Động lượng KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT...

Đánh giá bài viết
1 183
Sắp xếp theo

    Vật lý 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm