Giải Lý 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc KNTT

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc KNTT để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý 10 Kết nối tri thức nhé.

Khởi đầu trang 37 SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

Hình dưới là ảnh chụp hoạt nghiệm thí nghiệm về sự thay đổi vận tốc của một ô tô đồ chơi chạy bằng pin có gắn anten dùng để điều khiển từ xa, trong ba giai đoạn chuyển động. Vận tốc trong ba giai đoạn chuyển động này có gì giống nhau, khác nhau?

Giải Lý 10 Bài 8

Lời giải

Ảnh hoạt nghiệm cho biết hình ảnh chuyển động của vật trong những khoảng thời gian bằng nhau.

- Hình a: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được tăng dần chứng tỏ vận tốc của xe tăng dần.

- Hình b: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được như nhau chứng tỏ vận tốc của xe không thay đổi.

- Hình c: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được giảm dần chứng tỏ vận tốc của xe giảm dần.

=> Vận tốc trong 3 giai đoạn này giống nhau về phương và chiều, khác nhau về độ lớn.

I. Chuyển động biến đổi

Câu hỏi trang 37 SGK Vật lý 10 KNTT: Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống.

Lời giải

- Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

- Chuyển động của tàu khi sắp cập bến.

- Chuyển động của vận động viên điền kinh khi bắt đầu xuất phát.

II. Gia tốc của chuyển động biến đổi

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Vật lý 10 KNTT: Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên.

Lời giải

Giải Lý 10 Bài 8

Độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên là:

∆v = v8 - v0 = 12,5 - 0 = 12,5m/s

Câu hỏi 2 trang 38 SGK Vật lý 10 KNTT: Xác định độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu và trong 4 s cuối.

Giải Lý 10 Bài 8

- Độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu là:

\frac{\triangle v}{\triangle t}\;=\;\frac{v_4\;-\;v_0}4\;=\;\frac{5,28\;-\;0}4\;=\;1,32\;m/s^2

- Độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s cuối là:

\frac{\triangle v}{\triangle t}\;=\;\frac{v_8\;-\;v_4}4\;=\;\frac{12,5\;-\;5,28}4\;=\;1,825\;m/s^2

Câu hỏi 3 trang 38 SGK Vật lý 10 KNTT: Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết điều gì về sự thay đổi vận tốc của chuyển động trên?

Lời giải

Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Câu hỏi trang 38 SGK Vật lý 10 KNTT: Hãy chứng tỏ khi \overrightarrow a cùng chiều với \overrightarrow v (a.v > 0) thì chuyển động là nhanh dần, khi \overrightarrow a ngược chiều với \overrightarrow v (a.v < 0) thì chuyển động là chậm dần.

Lời giải

Ta có biểu thức tính gia tốc: a\;=\;\frac{\triangle v}{\triangle t}\;=\;\frac{v_t\;-\;v_0}{t\;-\;t_0}

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

- Giả sử vật chuyển động theo chiều dương nên v > 0

thức tính gia tốc thì ∆v > 0 => a > 0

=> a.v > 0

- Khi vật chuyển động chậm dần thì vận tốc giảm dần nên ∆v < 0 => a < 0

=> a.v < 0

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Vật lý 10 KNTT: a) Tính gia tốc của ô tô trên 4 đoạn đường trong Hình 8.1.

b) Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 4 có gì đặc biệt so với sự thay đổi vận tốc trên các đoạn đường khác nhau?

Giải Lý 10 Bài 8

Lời giải

a) Đổi 5 km/h 1,39 m/s; 29 km/h 8,06 m/s;

49 km/h 13,61 m/s; 30 km/h 8,33 m/s

- Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 1 là: a_1\;=\;\frac{\triangle v_1}{\triangle t_1}\;=\;\frac{1,39\;-\;0}{1\;-\;0}\;=\;1,39\;m/s^2

- Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 2 là: a_2\;=\;\frac{\triangle v_2}{\triangle t_2}\;=\;\frac{8,06\;-\;1,39}{4\;-\;1}\;\approx\;2,22\;m/s^2

- Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 3 là: a_3\;=\;\frac{\triangle v_3}{\triangle t_3}\;=\;\frac{13,61\;-\;8,06}{6\;-\;4}\;\approx\;2,78\;m/s^2

- Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 4 là: a_4\;=\;\frac{\triangle v_4}{\triangle t_4}\;=\;\frac{8,33\;-\;13,61}{7\;-\;6}\;=\;-5,28\;m/s^2

b) Trên đoạn đường 1, 2, 3 thì gia tốc của xe dương vì vận tốc luôn tăng dần.

Trên đoạn đường 4 thì gia tốc âm vì vận tốc giảm dần.

Câu hỏi 2 trang 39 SGK Vật lý 10 KNTT: Một con báo đang chạy với vận tốc 30 m/s thì chuyển động chậm dần khi tới gần một con suối. Trong 3 giây, vận tốc của nó giảm còn 9 m/s. Tính gia tốc của con báo.

Lời giải

Gia tốc của con báo là: a\;=\;\frac{\triangle v}{\triangle t}\;=\;\frac{9\;-\;30}3\;=\;-7\;m/s^2

Câu hỏi 3 trang 39 SGK Vật lý 10 KNTT: Đồ thị ở Hình 8.2 mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc.

Giải Lý 10 Bài 8

Tính gia tốc của ô tô:

a) Trong 4 s đầu.

b) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12.

c) Từ giây thứ 12 đến giây thứ 20.

d) Từ giây thứ 20 đến giây thứ 28.

Lời giải

a) Gia tốc của ô tô trong 4 giây đầu là: a_1\;=\;\frac{\triangle v_1}{\triangle t_1}\;=\;\frac{20\;-\;0}{4\;-\;0}\;=\;5\;m/s^2

b) Gia tốc của ô tô từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 là: a_2\;=\;\frac{\triangle v_2}{\triangle t_2}\;=\;\frac{20\;-\;20}{12\;-\;4}\;=\;0\;m/s^2

c) Gia tốc của ô tô từ giây thứ 12 đến giây thứ 20 là: a_3\;=\;\frac{\triangle v_3}{\triangle t_3}\;=\;\frac{0\;-\;20}{20\;-\;12}\;=\;-2,5\;m/s^2

d) Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là: a_4\;=\;\frac{\triangle v_4}{\triangle t_4}\;=\;\frac{-20\;-\;0}{28\;-\;20}\;=\;-2,5\;m/s^2

Em có thể trang 39 SGK Vật lý 10 KNTT: Dùng khái niệm gia tốc để giải thích một số hiện tượng về chuyển động dưới tác dụng của lực. Ví dụ như chuyển động rơi của một vật là chuyển động có gia tốc vì vật rơi chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.

Lời giải

Ví dụ:

- Chuyển động của xe ô tô khi bắt đầu di chuyển là chuyển động có gia tốc vì ô tô chịu tác dụng của lực kéo của động cơ.

Giải thích: khi xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ, xe tăng tốc dần từ 0 cho đến một giá trị nào đó, vận tốc thay đổi trong một khoảng thời gian nên chuyển động này là chuyển động có gia tốc chịu tác dụng của lực.

- Chuyển động của xe máy khi chuẩn bị dừng đèn đỏ là chuyển động có gia tốc vì xe chịu tác dụng của lực ma sát.

Giải thích: khi xe chuẩn bị dừng đèn đỏ thì chịu tác dụng của lực ma sát ở đĩa phanh, lực này làm cho xe chuyển động chậm dần tức là vận tốc giảm dần trong một khoảng thời gian, chứng tỏ chuyển động này là chuyển động có gia tốc.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Lý 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc KNTT. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Vật lý 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Hóa học 10 KNTT, Toán 10 KNTT...

Đánh giá bài viết
1 397
Sắp xếp theo

    Vật lý 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm