Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát tổng hợp đáp án và lời giải cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6 KNTT. Toàn bộ lời giải dưới đây bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các bài học chương 8 - Lực trong đời sống trong sách KHTN lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.

I. Lực ma sát là gì?

Câu hỏi trang 157 KHTN 6 sách KNTT

Câu 1. Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Trả lời:

  • Lực ma sát là lực tiếp xúc.
  • Vì lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của một vật với bề mặt của một vật khác.

Câu 2. Xác định phương và chiều của lực ma sát trong các hình 44.2.

Giải KHTN lớp 6 bài 44 Hình 44.2

Trả lời

Lực ma sát xuất hiện trong hình 44.2 có:

+ Phương: Nằm ngang

+ Chiều từ phải qua trái (ngược chiều lực đẩy).

II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

Câu hỏi trang 158 KHTN 6 sách KNTT

Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát.

Trả lời

- Lực ma sát nghỉ: Trong nhà máy sản xuất xi măng, bao xi măng nằm im trên băng truyền nhờ lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát trượt: Khi các em nhỏ chơi cầu trượt, có lực ma sát trượt giữa lưng em bé và mặt cầu.

- Lực ma sát lăn: Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn

III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

Hoạt động trang 158 KHTN 6 sách KNTT

Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ nó có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động?

Lực ma sát

Trả lời

a) Khi phanh gấp lực ma sát xuất hiện giữa má phanh với vành xe làm xe dừng lại => Cản trở chuyển động của xe đạp.

b) Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.

c) Phải hai người mới đẩy được thùng hàng đi. Lực đẩy của họ đã thắng lực ma sát trượt. Lực này làm thúc đẩy chuyển động.

d) Xe ô tô bị xa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng không dịch chuyển được vì lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, không đủ để xe chuyển động.

Để thoát khỏi vũng bùn có thể dùng vật có nhám cao như gỗ chèn vào bánh xe để tăng độ ma sát giúp xe chuyển động được.

e) Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này cùng phương, ngược chiều với lực của chân. Nó giúp ta không bị ngã về phía trước.

IV. Ma sát trong an toàn giao thông

Câu hỏi trang 159 KHTN 6 sách KNTT

Câu 1. Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh (Hình 44.7)? Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì có an toàn không? Tại sao?

Trả lời

- Trên mặt lốp xe có các khía rãnh để giúp bánh xe chống lại hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt.

- Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn không an toàn, dễ gây tai nạn vì khi đó rất dễ bị trơn trượt và ngã xe.

Câu 2. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

Trả lời:

Khi phanh gấp, ma sát trượt giữa lốp xe và đường rất lớn, do đó lốp xe bị mòn và để lại một vệt đen dài trên đường nhựa.

Câu 3. Giải thích ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả Hình 44.8.

Giải KHTN lớp 6 bài 44 Hình 44.8

Trả lời

Ý nghĩa của biển báo: Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 bài 44 Lực ma sát sách Kết nối tri thức với cuộc sống trên đây, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 6 trên VnDoc và Đề thi giữa kì 2 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6 để có sự chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
22 3.903

KHTN 6 Kết nối tri thức

Xem thêm