Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Axit nuclêic

Mời các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo bài Lý thuyết Axit nuclêic do VnDoc biên soạn, nhằm hỗ trợ quá trình học tập môn Sinh học 10 đạt kết quả cao.

Lý thuyết: Axit nuclêic

Lý thuyết Axit nuclêic thuộc Chuyên đề: Thành phần tế bào Sinh học 10 với phần lý thuyết trọng tâm được đăng tải, hỗ trợ quá trình ôn luyện và nắm vững kiến thức bài học.

1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN)

a. Cấu trúc

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần: đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là: A, T, G, X (được đặt tên theo tên bazơ nitơ tương ứng cấu tạo nên chúng).

- ADN gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Hai chuỗi này xoắn lại quanh một trục tưởng tượng tạo nên một cấu trúc xoắn kép đều đặn trông như một cầu thang xoắn với bậc thang là các bazơ nitơ còn tay vịn là những phân tử đường và các nhóm phôtphat.

b. Chức năng

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

2. Axit ribônuclêic (ARN)

a. Cấu trúc

- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần: đường ribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là: A, U, G, X (được đặt tên theo tên bazơ nitơ tương ứng cấu tạo nên chúng).

- Dựa vào chức năng, ARN được phân chia thành 3 loại:

  • ARN thông tin (mARN) được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit có dạng mạch thẳng và có chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt để ribôxôm có thể nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên mARN và tiến hành dịch mã.
  • ARN vận chuyển (tARN) có cấu trúc 3 thuỳ giúp liên kết với mARN và với ri bô xôm để thực hiện dịch mã.
  • ARN ribôxôm (rARN) có cấu tạo một mạch nhưng tại nhiều điểm, các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.

b. Chức năng

- mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như khuôn để tổng hợp prôtêin.

- rARN là thành phần chính cấu tạo nên ribôxôm – bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.

- tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm trong quá trình dịch mã.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Vật lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 10

    Xem thêm