Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 5 - Đề 1 - Đoạn thẳng
Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 – Phần hình học
Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 5 - Đề 1 bao gồm hệ thống kiến thức các dạng Toán tuần 5 lớp 6 có đầy đủ lời giải cho các em học sinh tham khảo, ôn tập các dạng toán về đoạn thẳng. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 5 - Đề 1: Đoạn thẳng
Bài 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
a) Đoạn thẳng PQ là hình gồm các điểm nằm giữa P và Q;
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm các điểm nằm cùng phía của Q đối với P;
c) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q;
d) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và các điểm nằm cùng phía của Q đối vời P.
Bài 2. Trong ba hình a), b), c) dưới đây, hình nào thể hiện đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau, hình nào không? Nếu đoạn thẳng AB cắt tia Ox, hãy kể tên giao điểm.
Bài 3. Trong bốn hình a), b), c), d), hình nào thể hiện hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau, hình nào không? Nếu hai đoạn thẳng cắt nhau, hãy kể tên giao điểm.
Bài 4. Cho 4 điểm thẳng hàng D, E, F, G như hình vẽ bên.
a ) Hình gồm các điểm chung của hai đoạn thẳng DF và EG là hình gì? Hãy gọi tên hình đó.
b) Hình gồm các điểm chung của hai tia DF và GE là hình gì ? Hãy gọi tên hình đó.
Bài 5. Cho 4 điểm A, B, C, D tuỳ ý, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng (hãy vẽ 4 điểm này trên giấy).
a) Hãy vẽ đoạn thẳng AB.
b) Nêu cách tìm điểm M trên đoạn AB sao cho ba điểm C, D, M thẳng hàng. Khi nào thì tìm được điểm M như thế?
Đáp án Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 5 - Đề 1
Bài 1. Phát biểu c) đúng.
Bài 2.
Hình b): đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại A.
Hình c): đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại O.
Hình a): đoạn thẳng AB không cắt tia Ox.
Bài 3.
Hình b): hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại A.
Hình d): hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại C.
Hai hình còn lại hai đoạn thẳng AB và CD không cắt nhau.
Bài 5. a) Xem hình vẽ bên.
b) Vẽ đường thẳng CD. Nếu A và B nằm về hai phía của đường thẳng CD thì đường thẳng CD cắt đoạn thẳng AB tại điểm M nằm giữa A và B. Khi đó M là điểm cần tìm.
Nếu A và B nằm về cùng một phía của đường thẳng CD thì đường thẳng CD không cắt đoạn thẳng AB, do đó không tìm được điểm M trên đoạn AB thẳng hàng với hai điểm C và D.
Nếu đường thẳng CD cắt đoạn thẳng AB thì giao điểm của chúng chính là điểm M cần tìm.
Nếu đường thẳng CD không cắt đoạn thẳng AB (hoặc đường thẳng CD song song với đoạn thẳng AB, hoặc đường thẳng CD cắt đường thẳng AB tại một điểm nằm ngoài đoạn thẳng AB) thì không tồn tại điểm M thoả mãn yêu cầu của đề bài.