Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là gì? Bình đẳng trong lao động được hiểu như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Câu hỏi: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. Tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình

B. Lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào

C. Làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình

D. Được nhận lương như nhau

Đáp án: A

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.

Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

- Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong tìm kiếm, lựa chọn việc làm; làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm.

- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

* Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp.

- Sau khi kí kết hợp đồng lao động, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

- Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.

* Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam

- Bình đẳng về quyền trong lao động: cơ hội tiếp cận việc làm; tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác.

- Lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động.

- Pháp luật quy định cụ thể đối với lao động nữ: có quyền hưởng chế độ thai sản; người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động); không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12, Tiếng Anh lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải GDCD 12

    Xem thêm