Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - Số 2
Bộ đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - Số 2 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì 2 lớp 10 nhé. Đề thi được tổng hợp gồm có 4 mã đề. Mỗi đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời - Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Thuật hứng 24
Công danh đã được hợp (1) về nhàn,
Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc (5),
Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then.
Bui có một lòng trung lẫn (9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (10)
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh niên, 2003, tr.87)
(1) Hợp: Tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên
(2) Âu chi: Lo chi
(3) Nghị: dị nghị ở đây hiểu là chê
(4) Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong
(5) Đầy qua nóc: đầy quá nóc nhà, nóc kho
(6) Yên hà: khói, ráng
(7) Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống
(8) Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có
(9) Lẫn: (hoặc lễn, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và
(10) Mài chăng khuyết… mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen: Ý nói lòng trung hiếu bền vững
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn
C. Thơ thất ngôn
D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 2: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ thứ hai Lành dữ âu chi thế nghị khen là cặp từ nào?
A. Khen - chê
B. Lành - khen
C. Lành – dữ
D. Lành – dữ và khen - chê
Câu 3: Trong 2 câu thực: Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đối
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Câu 4: Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa và so sánh
B. So sánh và ẩn dụ
C. Đối và phóng đại
D. Nhân hóa và đối
Câu 5: Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê
Câu 6: Trong bài thơ có mấy câu thơ lục ngôn?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 7: Từ “phong nguyệt” trong câu thơ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc được hiểu là gì?
A. Có nghĩa là gió trăng
B. Có nghĩa là mây gió
C. Có nghĩa là gió lớn
D. Có nghĩa là trăng sáng
Câu 8: Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then cho thấy điều gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
B. Một con người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
Câu 9: Nêu suy nghĩ của em về 2 câu thơ đầu của bài thơ:(1đ)
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Câu 10: Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Trãi: Công danh đã được hợp về nhàn không? Vì sao?(1đ)
II. VIẾT (4đ)
Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi gợi anh/chị nghĩ đến phẩm chất quan trọng nào của con người? Hãy viết bài văn bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó
2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời - Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Sống mòn – Nam Cao
Chương VI
“... Trong khi ở nhà quê cũng vậy, làm đến chết người, cũng chỉ vì mỗi ngày mấy bữa cơm, ngoài ra, chẳng hề có một cái lạc thú gì khác nữa... Cuộc đời như thế kéo dài đã mấy năm rồi. Nó còn kéo dài ra năm năm, mười năm, hai mươi năm... biết đến bao giờ? Thứ hoảng hốt rằng đời y rất có thể cứ thể này mãi mãi, suốt đời... Thứ mở to đôi mắt, sợ hãi, nhận ra rằng bao nhiêu năm nay y đã sống như mơ ngủ vậy. Ôi chao! Còn cách gì có thể thay đổi được đời y? Y không đánh bạc, không mua vé số, không có vốn để đi buôn, cái đời công chức, có lẽ chẳng hơn cải đời y được bao nhiêu, mà lại có phần bỏ buộc hơn, chán nản hơn...
Y có sáu đứa em thì ba đứa sẽ phải cưới vợ, ba đứa phải gả chồng, rồi lại phải giúp cho chúng có nghề nghiệp, có cơ sở làm ăn. Y là con cả. Y đã được học nhiều. Cái bổn phận của y cố nhiên là phải to tát lắm. Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y càng ngày càng thắt chặt vào, càng chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không có thể sướng ra. Hết việc nọ đến việc kia, toàn những việc phải tiêu. Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ý ạch qua cái dốc này thì lại đến ngay dốc khác. Tương lai sầm tối. Thử vụt đã lại đã biến thành con người thực tế hơn. Y không còn dám nghĩ gì đến những thú vui, những hy vọng cao xa. Y chỉ còn dám nghĩ đến cơm áo hằng ngày của vợ con... Số tiền gửi về nhà quê, số tiền để dành sẽ hụt đi. Vợ con y sẽ khổ thêm. Mà biết đến bao giờ y mới sạch công nợ, có được một số vốn con con để đỡ lo một chút? Vả lại ở nhà quê, vợ, các con y, bố mẹ y chả ăn uống khổ sở hàng đời người rồi hay sao, còn có bao giờ được no xôi chán chè lấy hai bữa, lấy vài tháng còn có bao giờ họ biết mùi thịt cá luôn, hay cũng chỉ cơm hầm cá hiu thôi? Vậy thì y được như hiện nay cũng là đủ lắm rồi. Tại sao y lại muốn sung sướng một mình trong khi cả nhà còn đói khổ? Y nhớ đến một lần y ở Hà Nội về quê. Hồi ấy vợ chồng y mới ăn riêng... Bởi vậy lúc ăn cơm, khi thấy bà, bố mẹ và các em ngồi một mâm, y thấy ngường ngượng mà lại buồn buồn. Khó chịu như là ở mâm y lại có một đĩa cá kho, còn mâm kia chỉ toàn là rau. Y cau mặt khẽ trách Liên. Liên chưa kịp trả lời thì bà mẹ y nhận thấy, đã cười và đáp hộ Liên:
- Dào ôi! Nhà chẳng có đâu. Chúng tôi ở nhà thì đên cơm cũng chẳng có mà ăn, còn có tiền đâu mà sắm thức ăn? Mọi khi nó cũng chỉ có rau không. Đây là hôm nay, cụ Bá thấy nói con rể cụ về, sợ con rể cụ xưa nay chỉ ở tỉnh thành, chịu kham khô không quen nên bảo vợ mày đem về cho mày một đĩa cả kho đấy chứ! Nó chẳng mua đâu mà mắng nó.
Y chép miệng:
- Hù! Khéo vẽ!... Ăn thế nào mà chẳng được.
Rồi y bảo lấy một đĩa nữa, xé đĩa cả ra, bỏ sang mâm kia một nửa cho bà và các em ăn với. Nhưng mọi người nhao nhao phản đối. Bà mẹ gắt lên:
- Thôi! Để đấy mà ăn. Chúng nó thì đến ăn cơm với tương cũng còn nhẵn cả nồi đấy, lạ là phải thức ăn ngon! Có thức ăn ngon cho bọn chúng nó ăn thì đến mười nồi cơm cũng chẳng xuể
- Thì mẹ cứ để cho chúng nó ăn, mẹ cũng xơi nhân thể.
Nhưng bà cụ đã vội và nốt bát cơm, buông đũa đứng lên.
- Thôi, tôi ăn xong rồi. Mỗi người có vài vực cơm, nhiều nhặn gì mà phải cá?
Thứ hơi phật ý. Y tưởng như bà và mẹ mia mai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì có lẽ các cụ chỉ nhường nhịn đó thôi. Các cụ sợ nếu các cụ nhận ăn một lần thì lân sau, có món ăn gì Thứ cũng lại chia cho. Nhà quả đông người. Nếu muốn mua thức ăn cho chồng mà vợ Thứ cứ phải mua cho đủ mọi người ăn thì y lấy đâu ra tiền mà mua như vậy? Huống chi đĩa cá kho lại là của ông bố vợ Thứ cho y. Ông cho y thì để y ăn, người khác ăn vào, mang tiếng... Y nhớ đến những bữa ăn hàng, y tiêu tốn đến hàng đồng và thấy lòng ân hận... Y chẳng còn biết gì ngon. Và nếu không trông thấy mặt Liên buồn buồn, hai mắt nhìn xuống như có ý tủi thân, thì có lẽ đã chẳng chạm đũa vào đĩa cá... Buổi chiều hôm ấy, y còn được dịp nghĩ ngợi nhiều hơn.
Vừa mới chập tối, bà y đã đi nằm. Bà mẹ, đang ngồi nói chuyện với y ở đầu hè, đột nhiên cũng đứng lên:
- Kìa! Nó đã dọn cơm kia kìa! Đi mà ăn cơm!
Bà chực lảng vào buồng, Thứ hỏi:
- Nhà chưa ăn kia à?
- Chưa, lát nữa mới ăn.
Bà mẹ y vừa nói vừa tủm tỉm cười. Mấy đứa em y ngồi gần đấy cũng tủm tỉm cười. Y chợt đoán ra.
- Ở nhà không ăn.
Bà mẹ đáp, sau một thoảng ngập ngừng:
- Không. Chúng nó ăn khỏe, ăn dồn cả vào một bữa cho đỡ lách ca lách cách. Đằng nào cũng chỉ có bằng ấy gạo; chia ra hai bữa thì cũng thế.
Thứ thấy lòng sầm tối lại. Vợ y đặt trước y một cái mâm con, trên lỏng chỏng có một bát cơm lồng, một đôi đũa, một cái bát con và đĩa cả kho trưa còn thừa lại. Cơm là cơm nguội. Mọi ngày Liên cũng chỉ ăn một bữa thôi. Nhưng biết chồng từ bé đến nay, chưa phải ăn một ngày một bữa bao giờ, bữa trưa y đã lấy thừa ra một suất cơm. Lúc xới cơm, y đã xới ba lượt đầy, lồng lại, cất đi. Đó là bữa tối cho Thứ... Thứ thấy vô lý quả. Trong hai vợ chồng nếu có người nào cần phải ăn hơn thì người đó phải là Liên: Liên đã phải luật quật suốt ngày, lại phải lo đủ sữa để nuôi con. Vả lại, ngoài Liên ra, lại còn bà Thử, già ngoài bảy mươi tuổi rồi mà vẫn đang còn nằm nhịn đói kia. Lại còn mẹ y, cũng luật quật suốt ngày và cũng có con thơ. Lại còn cha y, bữa trưa ăn ba lượt cơm như mọi người thì mới đầy được một góc dạ dày. Lại còn các em y, chưa đảng phải chịu những cay cực của đời và tạng phủ đang cần được tẩm bổ nhiều để đủ sức lớn lên; chúng gầy guộc, ngơ ngác, nhút nhát, buồn rầu, có lẽ chỉ vì phải nhịn đói, phải vất vả, phải mắng chửi suốt ngày, ngay từ cải lúc mà đáng lẽ chúng phải được ăn no rồi chạy nhẩy nhởn nhơ, mặt trong trẻo và lòng vô tư lự. Thứ đang độ trẻ trung. Y không phải lao lực như bất cứ ai trong nhà. Y lại cũng được no mãi rồi, bây giờ có đói một vài bữa cũng không sao, mà có lẽ cũng là sự công bình. Ấy thế mà tại sao y lại cứ cần phải ăn, phải no một mình như vậy? Thứ suy rộng ra và chua chát nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy lại là một sự rất thường, chẳng riêng gì trong một nhà y, mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu đâu thì cũng thế thôi. Thằng nào đã chịu khổ quen rồi thì cứ thế mà chịu mãi đi! Mà thường thường những kẻ ăn nhiễu nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một ti nào hoặc không đáng hưởng một ly nào cả. Anh chẳng cần nhích chân, nhích tay làm một việc gì ư? Phần anh tất cả những cái gì ngon lành, béo bổ ở trên đời ... Vô lý quá!... Thử nhìn qua bát cơm lồng để cho y. Chẳng còn được bao nhiêu mà bõ chia cho mọi người ăn. Y nghĩ xem những người nào đáng ăn hơn. Y chạy vào, mời bà dậy xơi cơm. Bà cụ không ăn và khi Thứ cố nãi thì bà cụ kêu đầy. Ông bố, bà mẹ thì cố nhiên không đời nào chịu ăn rồi. Những đứa em lớn, dù có đói cho chết, cũng chẳng dám ăn. Và lại cũng không thông. Y đành gọi hai đứa em bé nhất. Bà mẹ đã vội vàng gạt ngay đi.
…-Khốn, nhưng rồi chúng quen đi thì chết đấy! Cử bắt chúng nó nhịn cho quen chứ!
- Úi chào!...
Y cố bắt các em ăn. Nhưng cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn... Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đường ăn. Y chợt nhận ra bà y, mẹ y, vợ y, các em y thật là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thực lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, cho mẹ, hay vợ, hay các em, hay ngay cả con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn, không hiểu sao y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương mẹ, thương vợ, thương các em quá đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lui thủi ngồi ăn.
Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc...
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Có sự thay đổi về ngôi kể, kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2: Trong đoạn trích, Thứ cho rằng mình không có cơ hội để thay đổi cuộc đời vì:
A. Y không đánh bạc, không mua vé số, không có vốn để đi buôn, cái đời công chức, có lẽ chẳng hơn cái đời y được bao nhiêu, mà lại có phần bó buộc hơn, chán nản hơn.
B. Y không thể vứt bỏ lòng tự trọng và lương thiện của bản thân.
C. Y không có tài năng kinh doanh giống như người khác.
D. Nhà y giàu nên không cần thay đổi gì.
Câu 3: Cảm xúc của Thứ khi chứng kiến bữa cơm của gia đình: bà, bố mẹ và các em ăn riêng một mâm toàn rau, Thứ ăn riêng một mâm có cả cá kho được miêu tả bằng các từ ngữ nào?
A. Bình thường
B. Ngường ngượng, buồn rầu, khó chịu
C. Đau đớn, xấu hổ
D. Xót xa, tủi hổ
Câu 4: Trong những câu văn sau, tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?
Bà mẹ, đang ngồi nói chuyện với y ở đầu hè, đột nhiên cũng đứng lên:
- Kìa! Nó đã dọn cơm kia kìa! Đi mà ăn cơm!
Bà chực lảng vào buồng, Thứ hỏi:
- Nhà chưa ăn kia à?
- Chưa, lát nữa mới ăn
A. Độc thoại
B. Độc thoại nội tâm
C. Đối thoại
D. Kết hợp cả 3 hình thức ngôn ngữ trên
Câu 5: Trong truyện, bà mẹ Thứ cùng cả nhà chỉ ăn một bữa trưa và nhịn bữa tối vì?
A.Vì nhà nghèo quá, lại đông con nên không có tiền mua gạo.
B. Vì nhường cho Thứ được ăn no.
C. Vì ăn no buổi trưa rồi nên không muốn ăn nữa.
D. Vì cả nhà “ăn khỏe, ăn dồn cả vào một bữa cho đỡ lách ca lách cách. Đằng nào cũng chỉ có bằng ấy gạo; chia ra hai bữa thì cũng thế” và vì các em của Thứ đông quá, nên nếu cho ăn bữa tối thì “Khốn, nhưng rồi chúng quen đi thì chết đấy! Cứ bắt chúng nó nhịn cho quen chứ!”.
Câu 6: Nội dung đoạn trích xoay quanh những suy nghĩ của nhân vật ông Giáo Thứ về tình cảnh của bản thân và gia đình. Theo em, câu chuyện có đề tài viết về đề tài nào?
A. Đề tài về người nông dân.
B. Đề tài về người trí thức tiểu tư sản.
C. Đề tài về người công nhân
D. Đề tài về người lao động nghèo
Câu 7: Nhân vật Thứ được xây dựng chủ yếu thông qua các yếu tố nào?
A. Diện mạo, lai lịch.
B. Cử chỉ, hành động.
C. Nội tâm.
D. Lời nhận xét của các nhân vật khác.
Câu 8: Khi xây dựng nhân vật ông giáo Thứ, nhà văn Nam Cao muốn:
A. Thể hiện cuộc đời đầy bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ, những người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội.
B. Thể hiện cái nhìn phát hiện về người trí thức tiểu tư sản với khát vọng, một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
C. Thông qua câu chuyện để kịch liệt phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 9: Em có suy nghĩ và đánh giá gì về nhân vật ông giáo Thứ trong đoạn trích? (1đ)
Câu 10: Em hãy kể tên những tác phẩm em đã học có đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản. (1đ)
II. VIẾT (4đ)
Lựa chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của sự lương thiện
Đề 2: Phân tích, đánh giá về nhân vật ông giáo Thứ trong đoạn trích trên
Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung bộ đề nhé