Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách dạy văn kể chuyện tưởng tượng lớp 6

Cách dạy văn kể chuyện tưởng tượng lớp 6

Cách dạy văn kể chuyện tưởng tượng lớp 6 hướng dẫn chi tiết các dạng bài văn kể chuyện, cách lập dàn ý, chuẩn bị cho các bài luyện tập, bài viết văn kể chuyện tưởng tượng đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

I. Lí thuyết chung về dạng bài kể chuyện tưởng tượng - Ngữ văn 6

1. Khái niệm:

Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

2. Các kiểu kể chuyện tưởng tượng

- Kể chuyện tưởng tượng (trong văn tự sự) có thể tạm hiểu theo ba kiểu sau (trên cơ sở dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ra):

+ Mượn lời một đồ vật, con vật (nhân hóa để nó kể chuyện- đóng vai hợp với lôgic).

+ Thay ngôi kể để kể chuyện đã được đọc ở sách, truyện.

+ Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tich, truyền thuyết.

3. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay:

3.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề:

* Xác định nội dung trọng tâm của bài viết (Nội dung trọng tâm của bài viết chính là đối tượng mà đề bài yêu cầu “kể lại”, “kể về”,… và những suy nghĩ của em về đối tượng đó)

* Xác định các yếu tố cấu thành văn bản

- Lựa chọn những chi tiết chính

- Lựa chọn ngôi kể

+ Với ngôi thứ nhất người kể chuyện (xưng “tôi”) có thể trực tiếp kể lại những gì mình nghe, mình thấy…

+ Với ngôi kể thứ ba, người kể tự giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng….

- Lựa chọn thứ tự kể

+ Kể theo trình tự tự nhiên

+ Kể không theo trình tự tự nhiên

* Xác định phạm vi tư liệu (Tư liệu của bài văn tự sự thường nằm ở một số nguồn xác định:)

- Từ tác phẩm văn học đã được nêu ở đề bài. Ví dụ: Trong vai Mỵ Nương con gái yêu của vua Hùng hãy kể lai truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Từ thực tế cuộc sống: Ví dụ Mỗi dịp tết đến xuân về trên bàn thờ gia tiên nhà nào cũng có vài cặp bánh chưng. Em hãy kể lai một giấc mơ trò chuyên với nhân vật chính trong truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy để làm rỗ vấn đề này.

3.2 Lập dàn ý:

Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.

Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần:

a. Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn.

Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ kể, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ kể một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.

b. Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.

Thông thường kết cấu một bài văn tự sự nói chung và kể chuyện tưởng tượng nói riêng gồm các phần:

- Trình bày (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh…)

- Thắt nút: mâu thuẫn xuất hiện, những phản ứng của các nhân vật.

- Phát triển: mâu thuẫn ngày càng phát triển, nhân vật phản ứng mạnh mẽ trong mâu thuẫn.

- Cao trào: mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có phương án giải quyết.

- Mở nút: mâu thuẫn được giải quyết, “nút thắt” được cởi

c. Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.

II. Cách làm một đề văn cụ thể

II.1. Kiểu đề bài mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi, kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật, con vật đó.

Với kiểu đề bài này học sinh cần chú ý: Nên nhân cách hóa đồ vật, con vật, tạo ra những yếu tố cảm xúc tâm trạng giống hệt con người. Giọng kể trò chuyện tâm tình xen lẫn lời thoại. Đây là chuyện kể tình cảm nên có nhiều cung bậc: yêu, ghét, vui, buồn…

Ví dụ cụ thể qua đề bài: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.

a. Phân tích đề:

* Nội dung trọng tâm:

- Cuộc cãi nhau so bì hơn thiệt của ba loại phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô.

- Những suy nghĩ của em về cuộc cãi vã đó

* Xác định các yếu tố:

- Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba

- Trình tự kể: nên kể từ hiện tại rồi hồi tưởng lại quá khứ

- Các chi tiết chính:

+ Hoàn cảnh chứng kiến cuộc so bì, tranh cãi.

+ Cuộc tranh cãi của các phương tiện giao thông.

+ Sự phân xử, dàn xếp cuộc tranh cãi.

* Phạm vi tư liệu: thực tế cuộc sống.

b. Dàn bài

* Mở bài: giới thiệu việc em nghe được cuộc cãi vã của các phương tiện giao thông (đang ngủ thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào hoặc đi học về thì vô tình nghe thấy,…).

* Thân bài:

- Cuộc cãi vã bắt đầu như thế nào, phương tiện nào bắt đầu và bắt đầu ra sao? (Chiếc xe đạp vừa đưa em đi học về thân thở về hai loại phương tiện kia hoặc chiếc ô tô ngồi buồn than thở cho số phận của mình, xe đạp, xe máy đi làm về nghe thấy,…).

- Tại sao ba phương tiện giao thông lại cãi nhau? (mỗi loại phương tiện đều thấy vai trò của mình không được phương tiện khác đánh giá đúng bèn lên tiếng phản bác, tranh nhau hơn thua).

- Lí lẽ của từng loại phương tiện giao thông:

+ Xe đạp có ưu điểm, nhược điểm gì?

(nhẹ, gọn, di chuyển linh hoạt, thong thả, kết hợp tập luyện thể thao,...đi chậm nhất, tốn sức đạp, không chở nặng được, …)

+ Xe máy có ưu điểm, nhược điểm gì?

(đi nhanh, linh động, khả năng chở nặng, thoáng đãng,… so với xe đạp thì cồng kềnh hơn, nặng hơn, sữa chữa phức tạp hơn; so với ô tô chở được ít hơn, dễ bị bụi bặm, dễ gặp tai nạn,…).

+ Ô tô có ưu điểm gì, nhược điểm gì?

(chở được nhiều người, an toàn hơn, di chuyển nhanh,… tốn nhiều diện tích, giá thành cao, ô nhiễm môi trường,…)

- Cuộc cãi vã đó được dàn xếp như thế nào: (bác ô tô già nhất, điềm tĩnh nhất đã suy nghĩ kĩ liền nhắc nhở hòa giải với hai phương tiện kia hoặc em bước vào dàn xếp hòa giải cuộc cãi vã,…: loại phương tiện nào cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng của mình, dù thế nào thì tất cả đều có ích đối với cuộc sống và đều được sử dụng và đối xử đúng mực,…)

- Thái độ của các phương tiện giao thông trước cách thu xếp đó: (hài lòng, vui vẻ tiếp tục làm việc chăm chỉ, trở lại không khí hòa thuận như trước…).

- Dù là phương tiện nào thì cũng phải bảo đảm an toàn giao thông, văn minh trên đường.

* Kết bài: Suy nghĩ của em sau sự việc đã được chứng kiến (tưởng tượng)

II.2. Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích.

Với kiểu bài này học sinh cần chú ý: Ngôi kể phải là ngôi thứ nhất, coi như mình đã trải qua một sự việc nào đó, mình bộc lộ tâm tư, tình cảm cho người khác hiểu.

Ví dụ cụ thể qua đề bài:

Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

a. Phân tích đề

* Nội dung trọng tâm:

- Hóa thân vào nhân vật bà đỡ Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại truyện, sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

- Tâm trạng và những suy nghĩ của bà đỡ Trần trước sự việc kì lạ xảy ra với mình.

* Xác định các yếu tố:

- Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất trong vai bà đỡ Trần.

- Trình tự kể: nên kể từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ.

- Các chi tiết chính:

+ Tình huống bà đỡ Trần gặp con hổ.

+ Bà đỡ Trần giúp hổ mẹ sinh nở.

+ Hổ bố đưa bà về và trả ơn.

* Phạm vi tư liệu: Truyện con hổ có nghĩa

b. Dàn bài:

* Mở bài: Nhân vật bà đỡ Trần tự giới thiệu mình và hoàn cảnh câu chuyện: tôi là bà đỡ họ Trần, tôi đã gặp một tình huống đặc biệt (đỡ đẻ cho hổ)

Ví dụ: Tôi là một phụ nữ họ Trần ở huyện Đông Triều. Công việc của tôi khá đặc biệt, đó là giúp đỡ cho những sản phụ trong ngày nở nhụy khai hoa. Tôi làm công việc khó khăn và tốt đẹp ấy đã nhiều năm rồi. Tôi đã gặp nhiều chuyện kì lạ: những bà mẹ chấp nhận hi sinh để cứu lấy con, những đứa bé tưởng không còn hi vọng gì lại chợt cất tiếng oe oe khóc… Nhưng cả đời mình tôi chưa gặp tình huống nào kì lạ đến thế, vì lần đó, tôi đỡ đẻ không phải cho người mà là cho… hổ

* Thân bài:

- Tình huống bà đỡ Trần gặp con hổ: đang đêm có tiếng gõ cửa, cửa mở ra thì có một con hổ mang đi tâm trạng bà hoang mang lo sợ.

- Việc bà đỡ Trần gặp hổ mẹ đang lên cơn đau đẻ: hổ bố mang bà đỡ đến chỗ hổ mẹ và nhìn bà với ánh mắt van ơn, bà đỡ hiểu ra sự việc suy nghĩ của bà đỡ: sự việc kì lạ, đỡ lo lắng, nhưng vẫn hoang mang.

- Bà đỡ Trần giúp hổ mẹ sinh nở.

- Hổ bố đưa bà về và trả ơn suy nghĩ của bà đỡ: kinh ngạc

* Kết bài: Ấn tượng của bà đỡ Trần sau sự việc kì lạ ấy

Ví dụ: Không kể với ai nhưng suốt đời tôi không quên được câu chuyện kì lạ về con hổ có nghĩa ấy. Loài thú vật còn có tình nghĩa như vậy, chẳng lẽ con người lại kém chúng sao? Nghĩ vậy, suốt cuộc đời tôi cố gắng sống có tình có nghĩa, có trước có sau với những người làng xóm, láng giềng. Và số bạc hổ cho, tôi cũng đã sẻ chia vớ bao người để cùng qua nạn đói…

II.3. Kiểu bài tưởng tượng đoạn kết cho một truyện cổ tích

Với kiểu bài này học sinh cần lưu ý: Đoạn kết các nhân vật không sống cuộc sống bình thường, yên ổn một chỗ mà các nhân vật cần tiếp tục cuộc hành trình khám phá thế giới của mình, thêm những chi tiết li kì càng hấp dẫn người đọc.

Đánh giá bài viết
64 12.298
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm