Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 - 1930

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 13

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 - 1930. Tài liệu trắc nghiệm sử 12 này sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc được kiến thức bài 13 thông qua việc trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo để học tập tốt hơn môn Lịch sử nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 - 1930 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm về bài 13 môn Lịch sử lớp 12 về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam như tiền thân của chính đảng vô sản ở Việt Nam, chủ trương vô sản hóa... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Nhận biết:

Câu 1. Tiền thân của chính đảng vô sản ở Việt Nam là

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. Cộng sản Đoàn.

C. Tâm tâm xã.

D. Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 2. “Cộng sản đoàn” là tiền thân của tổ chức

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là

A. báo “An Nam trẻ”.

B. Báo ”Chuông Rè”.

C. báo “Người nhà quê”.

D. báo “Thanh niên”.

Câu 4. Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập

A. Tân Việt Cách mạng đảng.

B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng.

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 5. Đầu năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành các tổ chức cộng sản

A. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn.

B. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn.

Câu 6. Chủ trương “vô sản hóa” do tổ chức nào phát động?

A. Tân Việt Cách mạng đảng.

B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 7. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là

A. Tâm Tâm xã.

B. Đông Dương cộng sản đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.

D. Đông dương cộng sản liên đoàn.

Câu 8. Tiền thân tổ chức cách mạng của Đông Dương cộng sản liên đoàn là

A. Cộng sản đoàn.

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

D. Việt Nam quốc dân đảng.

Câu 9. Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện

A. chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

B. đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. thành lập An Nam cộng sản đảng.

Câu 10. An Nam Cộng sản đảng ra đời trên cơ sở

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì.

B. những hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì.

C. các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.

D. thành viên còn lại của Việt Nam quốc dân đảng.

Câu 11. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản với cương vị là

A. Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

B. Người đọc được bản sơ thảo luận cương của Lê Nin

C. phái viên của Quốc tế cộng sản

D. Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Câu 12. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là

A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kỳ TBCN, sau đó tiến thẳng lên con đường XHCN.

C. xây dựng chính quyền công nông binh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

Thông hiểu:

Câu 13: Cho các sự kiện:

1. Phong trào “Vô sản hóa”

2. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

3. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 1,2,3

B. 2,3,1

C. 3,2,1

D. 1,3,2.

Câu 14. Lí giải nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

A. Việt Nam quốc dân đảng tổ chức còn lỏng lẻo

B. giai cấp tư sản còn nhỏ, yếu cả về kinh tế lẫn chính trị nên không đủ sức nắm vững ngọn cờ cách mạng

C. thực dân Pháp còn mạnh.

D. thiếu đường lối chính trị đúng đắn.

Câu 15: Lực lượng nào dưới đây nắm quyền lãnh đạo trong Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Giai cấp công nhân.

B. Đại diện của trí thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc.

C. Đại diện giai cấp nông dân.

D. Đại diện giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân.

Câu 16: Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926-1929?

A. Vai trò của hội viên Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt phong trào “vô sản hóa”.

B. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

C. Giai cấp công nhân giác ngộ về chính trị.

D. Tác động và ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc.

Câu 17: Vai trò lớn nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam?

A. lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân.

B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về nước.

C. chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

D. thực hiện phong trào “vô sản hóa”.

Câu 18. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Phong trào dân chủ phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, rộng khắp.

B. Phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.

C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị phân liệt.

D. Yêu cầu thành lập các tổ chức cộng sản.

Câu 19. Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. Cộng sản đoàn.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

D. Việt Nam quốc dân đảng.

Câu 20. Tác phẩm nào được xuất bản năm 1927 trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cho cán bộ, hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

A. Người cùng khổ B. Bản Án chế độ thực dân Pháp

C. Báo Thanh Niên D. Đường Kách mệnh

Câu 21. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?

A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.

B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.

C. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.

D. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 22. Văn kiện nào đầu tiên của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?

A. Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

B. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

C. Tác phẩm Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.

D. Nghị quyết đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Ma Cao – Trung Quốc.

Câu 23. Đâu là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?

A. Độc lập dân tộc và tự do. B. Độc lập dân tộc và ruộng đất.

C. Độc lập dân tộc và dân chủ. D. Độc lập dân tộc và bình đẳng.

Câu 24. Cho các sự kiện:

1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

2. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng.

3. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 1,2,3

B. 3,2,1

C. 1,3,2

D. 3,1,2

Vận dụng.

Câu 25. Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng?

A. Đều là các tổ chức cách mạng.

B. Đều là các tổ chức cộng sản.

C. Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.

Câu 26. Tác dụng lớn nhất của phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam trong những thập niên hai mươi của thế kỷ XX?

A. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân.

B. Nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp công nhân.

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các giai cấp: nông dân, trí thức.

D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.

Câu 27. Phong trào đấu tranh của công nhân trong giai đoạn 1926-1929 có điểm gì khác so với phong trào công nhân giai đoạn 1919-1925?

A. Phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản.

B. Các cuộc diễn ra quyết liệt đòi các mục tiêu về kinh tế.

C. Phong trào đã thu nhiều thắng lợi quan trọng.

D. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ rệt, bắt đầu có sự liên kết thành các phong trào chung.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây khẳng định nguyên tắc tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

B. Cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp.

C. Đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

D. Độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.

Câu 29: Nhận xét vai trò lớn nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam?

A. Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Việt Nam.

B. Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ.

C. khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc.

D. Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức, tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 30. Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?

A. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản.

B. Người đã lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông, hiểu được vai trò của cách mạng các nước thuộc địa.

C. Người đã tiếp nhận đựơc ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta.

D. Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tiền thân của của Đảng ta.

Câu 31. Nhận xét nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giừa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.

Câu 32. Đánh giá ý nghĩa lớn nhất của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Là cơ sở để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái quốc.

B. Phong trào công nhân đã đóng góp vai trò trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc.

C. Thúc đẩy các phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.

D. Là một nhân tố để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 33. Phân tích nội dung nào sau đây trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo?

A. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

B. Đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

C. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

D. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và thấy được khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 34. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng.

Câu 35. Nhận xét nào dưới đây là đúng về lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?

A. Công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt đánh đổ đế quốc và phong kiến.

B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, tri thức, trung nông hăng hái cách mạng.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến động lực cách mạng.

D. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, tri thức là lực lượng cách mạng chủ yếu.

Câu 36. Chứng minh rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam?

A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối, là bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam.

D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng tiến lên một bước mới.

Câu 37. Phân tích nguyên nhân tiến hành triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?

A. Thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

B. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.

C. Ý muốn chủ quan của Nguyễn Ái Quốc.

D. Yêu cầu của Quốc tế cộng sản.

Câu 38. Phân tích các yếu tố cơ bản nào dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào tiểu tư sản, phong trào yêu nước.

C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, tư sản dân tộc.

Câu 39. Đánh giá vai trò chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân Việt Nam?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, lãnh đạo công nhân Việt Nam đấu tranh.

B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, xây dựng cơ sở và thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, giúp cho công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng.

D. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, giúp công nhân Việt Nam xây dựng tổ chức.

Câu 40: Vì sao Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam?

A. Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

B. Thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, có đường lối cách mạng đúng đắn.

C. Có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

D. Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 - 1930. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
33 36.325
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm