Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 5

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 5

Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 5 tổng hợp các bài học kiến thức trọng tâm, mức độ cần đạt của mỗi bài học Địa lí lớp 5 trong chương trình học. Đây là tài liệu cho các thầy cô tham khảo soạn bài giảng dạy cho các em học sinh.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ trọn bộ chuẩn kiến thức.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chuẩn kiến thức môn Địa lí lớp 5

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

Việt Nam - đất nước chúng ta

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:

+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

-Ghi nhớ diện tích phần đất liền nước ta: khoảng 330’000 km2 .

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

Hs khá, giỏi:

+ Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.

2

Địa hình và khoáng sản

- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của Việt Nam, ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng.

- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên, …

- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quãng Ninh, sắ ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam, …

HS khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam, cánh cung.

3

Khí hậu

- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền bắc có mùa động lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.

- Nhận biệt ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lục, hạn hán, ...

- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).

- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản

Hs khá, giỏi:

+ Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.

4

Sông ngòi

- Nêu được một số dặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo màu (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.

+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện, …

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.

- Chỉ được vị trí một số con sông: Hông , Thí Bình, Tiền, Hậu, Đông Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).

Hs khá, giỏi:

+ Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.

+ Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại.

5

Vùng biển nước ta

- Nêu được một số đăc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:

+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.

+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.

+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.

- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, … trên bản đồ (lược đồ)

Hs khá, giỏi: Biết những điểm thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai …

6

Đất và rừng

- Biết các loại đất chính ở nước ta : đất phù sa, đất phe-ra-lit.

- Nêu được một số đặc điểm của đát phù sa và đất phe-ra-lit:

+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ, phân bố ở đồng bằng.

+ Đất phe-ra-lit: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.

- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn:

+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.

+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.

- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ); đất phe-ra-lit và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp và ven biển.

- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật , đặc biệt là gỗ.

Hs khá, giỏi: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

7

Ôn tập

- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

8

Dân số nước ta

- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:

+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

+ Dân số nước ta tăng nhanh.

- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.

Hs khá, giỏi: Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.

9

Các dân tộc, sự phân bố dân cư

- Biết sơ lược về sự phân bố dan cư Việt Nam:

+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.

+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.

+ Khoảng 2/3 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.

+ Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ dơn giản để nhận biết một số đặc điêm của sự phân bố dân cư.

Hs khá, giỏi: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.

10

Nông nghiệp

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:

+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.

+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.

+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.

- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.

- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính của nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu bò, lợn).

- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.

Hs khá, giỏi:

+ Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn.

+ Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm.

11

Lâm nghiệp và thủy sản

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta:

+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.

+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.

- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.

Hs khá, giỏi:

+ Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiện, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.

+ Biết các biện pháp bảo vệ rừng.

12

Công nghiệp

- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:

+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, …

+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cối,…

- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.

Hs khá, giỏi:
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có.

+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có).

+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công truyền thống.

13

Công nghiệp (tiếp theo)

- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành cồng nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …

Hs khá, giỏi:

+ Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.

14

Giao thông vận tải

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:

+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.

+Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của nước ta.

- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.

Hs khá, giỏi:

+ Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam.

+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam.

15

Thương mại và du lịch

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:

+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,…

+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.

- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, …

Hs khá, giỏi:

+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.

+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, …; các dịch vụ du lịch được cải thiện.

16, 17

Ôn tập

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.

- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo, của nước ta trên bản đồ.

18

Kiểm tra định kì cuối học kì I

19

Châu Á

- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương

- Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á:

+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.

+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:

+ ¾ diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bật nhất thế giới.

+ Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).

Hs khá, giỏi: dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á.

20

Châu Á (tiếp theo)

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:

+ Có số dân đông nhất.

+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.

- Nêu một số đắc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:

+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.

- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á:

+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.

+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.

- sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

Hs khá, giỏi:

+ Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.

+ Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp.

+Giải thích được vì sao

Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.

21

Các nước láng giềng của Việt Nam

- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:

+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.

+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.

- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

Hs khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.

22

Châu Âu

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:

+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diên tích là đồi núi.

+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.

+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.

+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).

- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.

23

Một số nước ở Chau Âu

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:

+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân cư khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điêu kiện thuận lợi để Nga phát triển Kinh tế

+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

- Chỉ vị trí và thủ đo nước Nga, Pháp trên bản đồ.

24

Ôn tập

- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.

- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.

25

Châu Phi

- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu phi:

+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.

+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.

- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.

- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).

Hs khá, giỏi:

Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bật nhất thế giới: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.

- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.

26

Châu Phi (tiếp theo)

- Nêu được một số đặc điển về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:

+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.

+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.

- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.

27

Châu Mĩ

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

+ Địa hình châu Mĩ từ tây sạng đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Sử dụng quả đại cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.

- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

Hs khá, giỏi:

+ Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.

+ Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm của Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.

28

Châu Mĩ (tiếp theo)

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:

+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.

+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.

- Chỉ và đọc trên bảng đồ tên thủ đô của Hoa Kì.

- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.

29

Châu Đại Dương và châu Nam Cực

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:

+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.

+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.

+ Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.

+ Châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới.

- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:

+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.

+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu long cừu, lẹn, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, …

Hs khá, giỏi:

Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.

30

Các đại dương trên thế giới

- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.

- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ, hoặc trên quả địa cầu).

- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.

31, 32

Địa lí địa phương

33, 34

Ôn tập cuối năm

- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.

- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam cưc.

35

Kiểm tra định kì cuối học kì II

Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình học môn Địa lí lớp 5 cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các bài học trên lớp đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
62
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đúc Phát Phạm
    Đúc Phát Phạm

    tóm tắt hay


    Thích Phản hồi 08:56 24/06
    • Đúc Phát Phạm
      Đúc Phát Phạm

      mình cũng ko nhìn thấy


      Thích Phản hồi 08:58 24/06
  • Trâm Đinh Vũ Hoài
    Trâm Đinh Vũ Hoài Tôi thấy cái này rất hay nhưng cần chú ý viết đúng như: đông lạnh thì ghi động lạnh,lũ lụt thì ghi lũ lục ..Lúc người ta nhìn vào lại tưởng là lũ lục thì không được hay mong người đánh chú ý 1 chút
    Thích Phản hồi 28/11/20
    • Nam Hải
      Nam Hải

      mik ko để ý thấy luôn bạn tinh mắt thật

      Thích Phản hồi 01/04/22
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giáo án điện tử Địa lý 5

Xem thêm