Đạo đức lớp 3 Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng
Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng trang 16, 17, 18, 19, 20, 21\
Đạo đức 3 Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 Kết nối tri thức là tài liệu hướng dẫn các em giải chi tiết các câu hỏi môn Đạo đức lớp 3 sách Kết nối tri thức. Thông qua bài soạn này sẽ giúp các em chuẩn bị, soạn bài thật tốt trước khi học, mời các em cùng tham khảo nội dung.
1. Đạo đức lớp 3 trang 16 Khởi động
Giải Đạo đức lớp 3 trang 16 Câu hỏi:
Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý
- Tên người hàng xóm.
- Vì sao lại yêu quý người hàng xóm đó?
Trả lời:
- Người hàng xóm mà em yêu quý là Bác Hoa.
- Bác Hoa là một người hàng xóm tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn, có đồ ăn ngon bác luôn dành phần cho em…nên em rất yêu quý bác.
2. Đạo đức lớp 3 trang 16, 17, 18 Khám phá
Giải Đạo đức lớp 3 trang 16, 17 Câu hỏi 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong các bức tranh trên.
- Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong các bức tranh:
- Tranh 1: Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi hơn.
- Tranh 2: Chia sẻ đồ ăn (rau) với nhau.
- Tranh 3: Hỏi thăm khi hàng xóm bị bệnh.
- Tranh 4: Chúc tết, chúc sức khoẻ hàng xóm láng giềng.
- Những việc làm khác để thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng:
- Sẵn sàng dạy kèm cho con bác hàng xóm khi bác có lời nhờ vả.
- Giúp em nhỏ bấm nút thang máy khi em không với tới.
- Giữ yên tĩnh trong giờ nghỉ trưa và buổi tối muộn để không làm ảnh hưởng đến láng giềng xung quanh.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 17, 18 Câu hỏi 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng.
a. Đọc truyện và trả lời câu hỏi
HÀNG XÓM CỦA CÔ CHỒN
Chồn mẹ bị ốm, hai chú chồn con la khóc ầm ĩ. Sẻ nghe tiếng kêu la, lập tức bay đến nhà chồn. Rồi nó bay đến cửa sổ nhà voi, ríu rít gọi: “Chồn mẹ bị ốm, bác đến giúp cô ấy nhé!”. Voi lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy hoa cỏ trong sân đã khô héo, voi liền dùng vòi hút nước ở ao, tưới nước cho cây.
Sẻ lại bay đến nhà Sóc, ríu rít kêu: “Chồn mẹ bị ốm, bác đến giúp cô ấy nhé!”. Sóc lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy trên mặt bàn toàn bát đĩa bẩn, sóc liền đem rửa và lau sạch sẽ.
Sẻ lại liền bay đến nhà chuột túi, ríu rít kêu: “Chồn mẹ bị ốm, cô đến giúp cô ấy nhé!”. Chuột túi chạy ngay đến nhà chồn, thấy hai chú chồn con đang khóc, chuột túi liền cho chúng vào túi ngực của mình và dỗ: “Đừng khóc nữa, ta sẽ cho hai cháu đi chơi”. Chồn con nghe nói được đi chơi thì nín ngay. Chồn mẹ thấy vậy cảm động nói:” Có các bạn giúp, tôi thấy khỏe hơn rất nhiều rồi”.
(Theo Ngọc Linh, 365 chuyện kể trước giờ đi ngủ,
NXB Thế Giới,2020, tr.73)
- Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã làm gì?
- Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào?
Trả lời:
- Khi biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã lần lượt qua nhà chồn mẹ giúp đỡ. Vừa nghe tiếng la khóc ầm ĩ của hai chú chồn con, Sẻ đã liền chạy đến nhà chồn rồi lần lượt bay đến nhà voi, nhà sóc và chuột túi để nhờ giúp đỡ. Voi đến, thấy hoa cỏ khô héo đã dùng vòi của mình để hút nước tưới cây. Sóc đến thấy trên bàn có bát đĩa bẩn liền đem đi rửa và lau sạch sẽ. Chuột túi đến, thấy hai chú chồn con khóc liền dỗ dành và cho chúng vào túi ngực của mình.
- Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ vô cùng xúc động và cảm thấy được khỏe hơn rất nhiều.
b. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn đã làm gì giúp bà hàng xóm? Việc làm đó có ý nghĩa gì?
- Theo em, vì sao phải quan tâm làng xóm láng giềng?
Trả lời:
- Các bạn nhỏ thấy bà hàng xóm xách đồ nặng nên đã giúp bà xách bớt đồ về nhà. Việc làm đó thể hiện sự ngoan ngoãn, biết quan tâm tới mọi người xung quanh.
- Theo em, phải quan tâm hàng xóm láng giềng vì họ là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình mình. Chính vì vậy chúng ta cần biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng mỗi khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn, đúng như câu “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”
3. Đạo đức lớp 3 trang 19, 20, 21 Luyện tập
Giải Đạo đức lớp 3 trang 19 Câu hỏi 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến 1 vì dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng nên biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là hàng xóm miễn sao việc làm đó nằm trong khả năng cho phép của mình.
- Em không đồng ý với ý kiến 2 vì chúng ta chỉ nhận lại được sự giúp đỡ của mọi người khi chúng ta biết giúp đỡ người khác vậy nên cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng quanh nhà mình.
- Em không đồng ý với ý kiến 3, không nên thờ ơ, vô tâm với mọi người đặc biệt là với hàng xóm, khi chúng ta biết giúp đỡ, sẻ chia, quan tâm tới hàng xóm thì chúng ta sẽ nhận lại được những giá trị tương ứng.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 19, 20 Câu hỏi 2: Nhận xét thái độ, việc làm của các bạn trong mỗi bức tranh sau:
Trả lời:
Nhận xét thái độ, việc làm của các bạn trong mỗi tranh:
- Tranh 1: bạn đưa thước dây cho cô hàng xóm mượn với thái độ rất lễ phép.
- Tranh 2: hành động của bạn nam rất đáng được tuyên dương, cho thấy bạn là một người tốt bụng và biết cảm thông.
- Tranh 3: bạn nhỏ rất hiểu chuyện, biết an ủi bác hàng xóm khi bác có chuyện buồn.
- Tranh 4: bạn gái làm như vậy là sai. Thay vì đứng cười, bạn nên giúp em bé đứng dậy và hỏi han em.
- Tranh 5: bạn nhỏ không nên vứt rác ở cổng nhà hàng xóm. Hành động này của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến người khác và đáng bị khiển trách.
- Tranh 6: bạn nam rất biết quan tâm đến người khác và cũng rất lễ phép.
- Em thấy hành động của các bạn nhỏ ở bức tranh 1,2,3,6 thể hiện sự quan tâm, động viên và biết giúp đỡ mọi người xung quanh, với hành động và lời nói lễ phép, vui mừng khi được giúp đỡ người khác.
- Em không đồng ý với hành động và cách ứng xử của các bạn trong bức tranh 4,5, thể hiện sự thiếu ý thức khi vứt rác sang cổng nhà hàng xóm và hành động vô tâm cười cợt khi nhìn thấy em nhỏ bị ngã. Chúng ta không nên học tập.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 20, 21 Câu hỏi 3: Xử lí tình huống
Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ chạy ra khuyên các bạn tìm chỗ khác chơi để bác hàng xóm có thể nghỉ ngơi.
- Tình huống 2: Em sẽ từ chối sang nhà bạn để xem phim vì còn rất nhiều dịp em và các bạn có thể sang nhà nhau và xem những bộ phim yêu thích, và trông em giúp bác hàng xóm vì phải rất bận thì bác mới nhờ em giúp trông em bé.
- Tình huống 3: Em sẽ khuyên các bạn không nên bấm chuông nhà cô hàng xóm vì đó là một việc làm vô ý thức và có thể gây ảnh hưởng và làm cô hàng xóm khó chịu.
- Tình huống 4: Em sẽ nói để các bạn thấy việc làm của mình là sai và khuyên Lan và Mai hãy chơi cùng bạn Thúy.
4. Đạo đức lớp 3 trang 21 Vận dụng
Giải Đạo đức lớp 3 trang 21 Câu hỏi 1: Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng.
Trả lời:
- Những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm với hàng xóm láng giềng là: chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm, hỏi thăm nhà hàng xóm khi có chuyện buồn, trông con hộ bác hàng xóm khi bác nhờ giúp đỡ, giúp bác hàng xóm xách đồ nặng…
Giải Đạo đức lớp 3 trang 21 Câu hỏi 2: Em thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Trả lời:
- Em đã thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng như nhận thư hộ bác hàng xóm khi nhà bác đi vắng, hỏi thăm bác hàng xóm khi bác bị ốm…
Bên cạnh Đạo đức lớp 3 Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 Kết nối tri thức, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Giải SGK Đạo đức khác nhau giúp các em ôn tập hiệu quả.
>> Bài tiếp theo: Đạo đức lớp 3 Bài 4: Ham học hỏi trang 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức