Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Giải bài tập Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Đạo đức lớp 5 Cánh Diều.

Đạo đức lớp 5 trang 51 Khởi động

Câu hỏi (trang 51 SGK Đạo đức lớp 5): Tham gia trò chơi Ghép chữ

Cách chơi: Em hãy ghép các chữ cái trong ba tấm khiên thành những từ ngữ có nghĩa liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại.

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Hướng dẫn:

- Bảo vệ

- Luật trẻ em

-Bộ luật hình sự

Đạo đức lớp 5 trang 51, 52, 53,54, 55 Khám phá

Câu hỏi 1 (trang 51, 52, 53 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

 Câu hỏi: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. 

Hướng dẫn:

Một số quy định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em gồm:

- Các hành vi bị nghiêm cấm

- Quyền bí mật đời sống riêng tư

- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo chiếm đoạt

- Trách nhiệm cung cấp, xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm phạm trẻ em

Câu hỏi 2 (trang 53, 54 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:Câu hỏi:

a. Bạn nào trong tranh đã nhận biết được nguy cơ và biết cách phòng, tránh xâm hại?

b. Việc phòng, tránh nguy cơ xâm hại có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em?

Hướng dẫn:

a. Các bạn nhỏ trong tranh số 1,3,5,7 đã biết được nguy cơ và biết cách phòng tránh xâm hại

b. Việc phòng tránh nguy cơ xâm hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân em, vì khi mình biết cách bảo vệ bản thân mình thì sẽ tránh được những nguy hiểm đang rình rập xung quanh

Câu hỏi 3 (trang 54, 55 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu sau:

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Câu hỏi:

a. Em hãy sắp xếp các tranh theo thứ tự phù hợp.

b. Bạn trong tranh đã ứng xử như thế nào khi gặp người có hành vi xâm hại?

c. Kể thêm các cách phòng, tránh xâm hại mà em biết

Trả lời:

a. Trình tự phù hợp của các bức tranh là: 3-6-2-4-5-1

b. Bạn nhỏ trong tranh đã rất đề phòng và biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi biết chống cự lại và hét lên kêu cứu

c. Các cách phòng tránh xâm hại khác

- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

- Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác

- Tránh xa người lạ mặt

- Không cho người lạ mặt vào nhà

- Báo ngay cho cha mẹ khi bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào

Đạo đức lớp 5 trang 55, 56 Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 55, 56 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Hướng dẫn

a. Đồng tình, vì đó là những biểu hiện và hành động xâm hại đến trẻ em

b. Đồng tình, vì trên thực tế có rất nhiều người nhận nuôi trẻ nhưng lại sử dụng trẻ để làm công cụ kiếm tiền

c. Đồng tình, luật pháp nên có những cách xử lí và mức phạm phù hợp đối với việc xâm hại trẻ em

d. Đồng ý, vì trong luật trẻ em đã nêu rõ về vấn đề không sử dụng trẻ em để chuộc lợi hoặc bắt trẻ làm việc quá sức

e. Không đồng ý. Người lớn không có quyền được xâm phạm vào thân thể hoặc đánh đập trẻ em, vì đó là vi phạm

g. Không đồng ý. Vì nuôi dưỡng và chăm sóc con cái là trách nhiệm của bố mẹ, nên việc bỏ rơi con cái là vi phạm pháp luật và đạo đức

Luyện tập 2 (trang 56 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Thảo luận nhóm và trả lời câu ỏih

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Câu hỏi: Theo em, các từ khoá trên cần thực hiện trong trường hợp nào để phòng, tránh xâm hại?

Trả lời:

- Từ cảnh giác được thực hiện trong trường hợp khi đi một mình buổi tối hoặc khi chỉ có một mình

- Từ chối được thực hiện trong trường hợp được người lạ nhờ hoặc có người muốn tiếp cận

- Rời khỏi cần thực hiện trong trường hợp có người lạ tiếp cận vị trí của mình

- Nhờ hỗ trợ cần thực hiện khi bản thân đang gặp nguy hiểm

- Bình tĩnh cần thực hiện trong trường hợp có người lạ bắt đầu những hành động xâm hại mình

- Tự vệ dùng trong trường hợp phản kháng, có thể là tác động lại vào đối phương

- Chia sẻ dùng xong trường hợp sau khi vừa thoát khỏi nguy hiểm cần chia sẻ lại với người lớn, cha mẹ hoặc cơ quan công an

- Gọi tổng đài 111 khi trong trường hợp khẩn cấp và xung quanh không có người lớn

Luyện tập 3 (trang 56 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Xử lí tình huống

Tình huống 1

Chỉ vì không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra, Minh đã bị nhóm bạn ngồi gần cô lập, không cho chơi cùng nữa.

? Nếu chứng kiến việc làm của các bạn trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

Tình huống 2

Do bố mẹ đi làm xa, Hoàng về quê sống cùng với chú để tiện cho việc học hành. Sau khi đi học về, Hoàng thường bị chú bắt bưng bê đồ ăn cho khách và rửa bát đĩa. Ngày nào công việc cũng lặp lại như vậy, có khi đến 10 giờ tối.

? Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu chứng kiến việc làm trên em sẽ khuyên nhóm bạn đó rằng việc làm đó là vô cùng xấu. Việc các bạn chép bài Minh là sai và sai hơn nữa khi các bạn cô lập Minh vì Minh không cho các bạn chép bài. Các bạn cần phải tự mình làm thì mới có thể nắm chắc được kiến thức

- Tình huống 2: Nếu là Hoàng em sẽ nói với chú để chú giảm bớt thời gian làm việc cho mình và cho mình có thời gian học tập nhiều hơn

Đạo đức lớp 5 trang 57 Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 57 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Chia sẻ cách phòng, tránh xâm hại trong một số tình huống mà em biết.

Trả lời:

Tình huống: Khi em ở nhà một mình và có người giả làm nhân viên sửa chữa đến gõ cửa

Cách phòng tránh: Em sẽ cảnh giác và không mở cửa vì người này là người lạ và gọi điện cho mẹ để xác nhận xem hôm nay có ai đến sửa chữa đồ trong nhà hay không

Vận dụng 2 (trang 57 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Hãy thực hành nguyên tắc bàn tay để giúp em giữ khoảng cách an toàn và bảo vệ bản thân.

– Ngón cái: Ôm hôn đối với người thân ruột thịt, cha mẹ, ông bà.

– Ngón trỏ: Nắm tay đối với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

– Ngón giữa: Bắt tay khi gặp người quen.

– Ngón áp út: Vẫy tay nếu đó là người mới quen.

– Ngón út: Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy đối với người mà em cảm thấy nguy hiểm, đòi hỏi thân mật với em.

Hướng dẫn:

Em và các bạn trong lớp cùng nhau thực hành nguyên tắc bàn tay để giúp em giữ khoảng cách an toàn và bảo vệ bản thân.

Vận dụng 3 (trang 57 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy sưu tầm hình ảnh hoặc đoạn phim hướng dẫn cách phòng, tránh xâm hại và chia sẻ với lớp.

Hướng dẫn:

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đạo đức lớp 5 Cánh diều

    Xem thêm