Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Ôn tập cuối kì 2 Vật lý 10 Chân trời
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 – HỌC KỲ 2 1 .
I. MÔ MEN LỰC
Câu 1: Đơn vị của mômen lực là
A.m/s B.N. m C.kg. m D.N. kg
Câu 2: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B.véctơ.
C.để xác định độ lớn của lực tác dụng. D.luôn có giá trị dương.
Câu 3: Cánh tay đòn của lực bằng
A.khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B.khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C.khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D.khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 4: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A.lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B.lực có giá song song với trục quay
C.lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 5: Điều kiện cân bằng của một chất điểm có trục quay cố định còn được gọi là
A.quy tắc hợp lực đồng quy B.quy tắc hợp lực song song
C.quy tắc hình bình hành D.quy tắc mômen lực
Câu 6: Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất
A.tổng momen lực bằng 0. B.cùng giá và cùng độ lớn.
C.ngược chiều và cùng độ lớn. D.đồng phẳng và đồng quy.
Câu 7: Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là
A.
M Fd=
. B.
F
M
d
=
. C.
12
12
FF
dd
=
. D.
1 1 2 2
Fd F d=
.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 9: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng
đến tác dụng của lực:
A. độ lớn B. chiều C. điểm đặt D. phương
Câu 10: Một lực có độ lớn là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m. Mômen của lực đó là:
A. 10 N. B. 10 Nm. C. 11N. D.11Nm.
Câu 11: Một lực có mômen với trục quay cố định là 10 Nm, khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là
20cm. Độ lớn của lực là:
A. 0.5 (N). B. 50 (N). C. 200 (N). D. 20(N)
Câu 12: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ
giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là
A.200N.m B.200N/m C.2N.m D.2N/m
Câu 13. Chọn đáp án đúng. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng nén của lực.
Câu 14. Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2m.
Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái. 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải
một lực bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang.
A. 100N. B. 200N. C. 300N. D. 400N.
II. NĂNG LƯỢNG. CÔNG. CÔNG SUẤT
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 16: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 – HỌC KỲ 2 2
A. nhiệt năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 17: Năng lượng từ pin Mặt Trời có nguồn gốc là
A. năng lượng hóa học. B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân. D. quang năng.
Câu 18: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là. D. Máy sấy tóc.
Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?
A. N/m. B. cal. C. N/s. D. kg.m
2
/s.
Câu 20. Đơn vị của công trong hệ SI là
A.W. B. M.kg. C. J. D. N.
Câu 21. Đơn vị của công suất
A.J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W.
Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. Oát (W). B. Kilôoat (KW). C. Kilôoat giờ (KWh). D. Mã lực (HP).
Câu 23. KWh là đơn vị của
A. hiệu suất. B. công suất. C. động lượng. D. công.
Câu 24. Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị
A.H>1. B. H=1. C. H<1. D.
01H
.
Câu 25. Chọn phát biểu sai? Công của lực
A. là đại lượng vô hướng. B. có giá trị đại số.
C. được tính bằng biểu thức F.s.cosα. D. luôn luôn dương.
Câu 26. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
Câu 27. Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 0
0
B. 60
0
. C. 180
0
. D. 90
0
.
Câu 28. Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì
A. công A > 0. B. công A < 0. C. công A ≠ 0. D. công A = 0.
Câu 29. Công suất được xác định bằng
A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được.
Câu 30. Một vật thực hiện công khi
A.giá của lực vuông góc với phương chuyển động.
B.giá của lực song song với phương chuyển động.
C.lực đó làm vật biến dạng.
D. lực đó tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển dời.
Câu 31. 1Wh bằng
A.3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV.
Câu 32. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền
động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích
A.thay đổi công suất của xe.
B. thay đổi lực phát động của xe.
C. tạo lực phát động tỉ lệ thuận với khối lượng của xe.
D. duy trì vận tốc không đổi của xe.
Câu 33. Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng
ngang một góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. A
p
= m.g.sinα.S. B. A
p
= m.g.cos.S. C. A
p
= - m.g.sinα.S. D. A
p
= - m.g.cosα.S.
Câu 34. Chọn phát biểu sai?
A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động.
B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần.
C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.
D. Hiệu suất là H thỏa điều kiện
01H
.
Câu 35. Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với phương
chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ
A.giảm vận tốc đi số nhỏ. B. giảm vận tốc đi số lớn.
C. tăng vận tốc đi số nhỏ. D. tăng vận tốc đi số lớn.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 10 – HỌC KỲ 2 3
Câu 36. Trong các lực sau đây,lực nào có lúc thực hiện công dương (A>0); có lúc thực hiện công âm (A<0),
có lúc không thực hiện công (A=0)?
A.Lực kéo của động cơ. B. Trọng lực. C.Lực hãm phanh. D. Lực ma sát trượt.
III. ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG. CƠ NĂNG.
Câu 37. Chọn câu sai?
A. Đơn vị động năng là W.s B. Đơn vị động năng là kg.m/s
2
.
C. Công thức tính động năng là
2
1
2
W
d
mv=
. D. Đơn vị động năng là đơn vị công.
Câu 38. Động năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. véc tơ, luôn dương. D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 39. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J. B. kg. m
2
/s
2
. C. N. m. D. N. s.
Câu 40. Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng véctơ vận tốc của vật
A. gia tốc B. xung lượng C. động năng. D. động lượng
Câu 41. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng
A. công của lực ma sát tác dụng lên vật. B. công của lực thế tác dụng lên vật.
C. công của trọng lực tác dụng lên vật. D. công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Câu 42. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Gọi
đ
W
và
p
lần lượt là động năng và động
lượng của vật. Biểu thức nào sau đây sai?
A.
2
đ
pmW=
. B.
p mv=
. C.
2
đ
W
v
m
=
. D.
1
2
đ
p
W v
=
.
Câu 43. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc
v
thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác
dụng lên xe làm xe dừng lại là
A.
2
1
2
A mv=
. B.
2
1
2
A mv=−
. C.
2
A mv=
. D.
2
A mv=−
.
Câu 44. Động năng của một vật tăng khi
A.gia tốc của vật
0a
. B. vận tốc của vật
0v
.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng.
Câu 45. Khi động năng tăng 2 lần và khối lượng giảm 2 lần thì động lượng
A.tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. không đổi. D. tăng 2 lần.
Câu 46. Động năng là dạng năng lượng do vật
A. chuyển động mà có. B. nhận được từ vật khác mà có.
C. đứng yên mà có. D. va chạm mà có.
Câu 47. Một vật đang chuyển động có thể không có
A. động lượng. B. động năng. C. thế năng. D. cơ năng.
Câu 48. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây
không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Câu 49. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì
A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 50. Thế năng trọng trường là đại lượng
A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 51. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật
thức nhất so với vật thứ hai là
A. bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai.
C. bằng vật thứ hai. D. bằng vật thứ hai.
Câu 52. Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi?
A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.
C. Trong giới hạn đàn hồi, khi lò xo bị biến dạng càng nhiều thì hệ (vật +lò xo) có khả năng sinh công càng
lớn.
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 10 môn Vật lí Chân trời sáng tạo
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lí Chân trời sáng tạo.