Đề KSCL môn Hóa học 12 năm học 2018-2019 trường THPT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Đề KSCL môn Hóa học 12 có đáp án
Đề KSCL môn Hóa học lớp 12 năm học 2018-2019 trường THPT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có kèm theo đáp án gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm là tài liệu tham khảo giúp các em củng cố và nắm vững kiến thức.
Đề được đánh giá là rất hay và trọng tâm, chủ yếu bám sát những nội dung lí thuyết và bài tập cơ bản trong chương trình sách giáo khoa Hóa học 12. Đề có kèm theo đáp án hướng dẫn, các em có thể tự làm bài và đối chiếu kết quả để kiểm tra năng lực của mình. Các em có thể tham khảo thêm Đề KSCL đầu năm lớp 12 của các môn học khác để đạt hiệu quả cao.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC Trường THPT VĨNH TƯỜNG | ĐỀ THI KSCL LẦN 3, NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: HÓA HỌC LỚP 12 | |||
(Đề thi gồm 4 trang , đáp án) | Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề | |||
Mã đề thi 157 | ||||
Họ và tên:………………………………….Lớp:……………... SBD:……..……… | ||||
Họ và tên:………………………………….Lớp:……………... SBD:……..………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. Poliacrilonitrin. B. Poli(vinyl clorua)
C. Polietilen. D. Poli(etylen-terephtalat).
Câu 2. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl lẫn vài giọt CuCl2, HNO3 dư, Zn(NO3)2, AgNO3. Số trường hợp xẩy ra ăn mòn điện hóa:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 3. Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng:
A. (H2N)2R(COOH) B. (H2N)2RCOOH C. H2NRCOOH D. H2NR(COOH)2
Câu 4. Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,16 lít khí H2 (đktc). Sục 0,46 mol khí CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z (chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM) vào dung dịch Y thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch Z, thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,15 B. 0,125 C. 0,1 D. 0,2
Câu 5. Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 55,125. B. 28,650. C. 34,650. D. 49,125.
Câu 6. Kim loại thuộc nhóm IIA không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ba. B. Be. C. Zn. D. Ca.
Câu 7. Cho các chất sau: Cu, FeS2, Na2SO3, S, NaCl, Cu2O, H2S và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 8. Đun m gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O, MX < 250, chỉ chứa một loại nhóm chức) với 100 ml dung dịch KOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol Y, Z đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hiđro.
B. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T.
C. Axit T có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.
D. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau.
Câu 9. Đốt cháy anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X là
A. Anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở. B. Anđehit no 2 chức, mạch hở.
C. Anđehit no, mạch hở, đơn chức. D. Anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
Câu 10. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Mg, Al và Cu bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 5,6 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, điều kiện tiêu chuẩn). Số mol HNO3 tham gia phản ứng bằng
A. 1,0 mol. B. 1,2 mol. C. 1,5 mol. D. 1,8 mol.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 200 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 12,2 gam. B. 13,8 gam. C. 9,8 gam. D. 15,4 gam.
Câu 12. Kim loại X chỉ có một hóa trị duy nhất có khả năng phản ứng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nguội. Kim loại X là:
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Ag.
Câu 13. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào không xảy ra?
A. Fe + CuCl2. B. Zn + CuCl2. C. Cu + FeCl2. D. Cu + FeCl3.
Câu 14. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,26. B. 3,46. C. 4,68. D. 5,92.
Câu 15. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?
A. 10,8% B. 28,15% C. 25,51% D. 31,28%
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được 100ml dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Nồng độ Ba(OH)2 trong dung dịch X là
A. 2,5M B. 2M C. 1M D. 0,5M
Câu 17. Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 68. B. 61. C. 49. D. 77.
Câu 18. Trộn dd chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a: b = 1: 4. B. a: b < 1: 4. C. a: b = 1: 5. D. a: b > 1: 4.
Câu 19. Cho 2-metylpentan tác dụng với Cl2 (chiếu sáng) theo tỉ lệ số mol 1: 1, số dẫn xuất monoclo tối đa thu được là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 20. Sắp xếp các chất sau theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.
A. CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH.
B. CH3COOCH3, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH.
C. HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH, CH3COOCH3.
D. CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, HCOOCH3.
Câu 21. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là :
A. 10,8 gam. B. 32,4 gam. C. 16,2 gam. D. 21,6 gam.
Câu 22. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 23. Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối
A. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4 B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4 và K2HPO4.
Câu 24. Nguyên tử X có tổng số electron trên phân lớp p là 11 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. X ở chu kì 3, nhóm VIIA. B. X ở chu kì 3, nhóm VA.
C. X ở chu kì 4, nhóm VIIB. D. X ở chu kì 3, nhóm IB.
Câu 25. Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 26. X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Nếu đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, nếu cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 24,74. B. 16,74. C. 25,10. D. 38,04.
Câu 27. Nguyên liệu để sản xuất trực tiếp giấm ăn bằng một phản ứng hóa học theo phương pháp lên men là
A. Butan B. Etanal C. Etanol D. Metanol
Câu 28. Dung dịch chất nào dưới đây có pH > 7?
A. KClO4. B. NaHSO4. C. NaHCO3. D. NH4Cl.
Câu 29. Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,3. B. 0,8. C. 1,2. D. 1,0.
Câu 30. Lấy m gam kali cho tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp (điều kiện tiêu chuẩn) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm dung dịch KOH dư vào dung dịch M thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. Giá trị của m là
A. 7,80. B. 12,48. C. 3,12. D. 6,63.
Câu 31. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 1,12 lít
Câu 32. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(f) Điện phân nóng chảy Al2O3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 33. Phương pháp nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng (chứa Ca2+, Mg2+,HCO3-, SO42- và Cl-).
A. Dùng dung dịch NaOH. B. Nước vôi trong vừa đủ.
C. Dùng xôđa. D. Đun nóng.
Câu 34. Cho 6,72 gam bột sắt vào 600 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 1,92. B. 6,48. C. 8,40. D. 12,24.
Câu 35. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. Amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. B. Anilin, amoniac, natri hiđroxit.
C. Metyl amin, amoniac, natri axetat. D. Anilin, metyl amin, amoniac.
Câu 36. Chất béo là trieste của axit béo với
A. Ancol metylic . B. Etylen glicol. C. Glixerol. D. Ancol etylic.
Câu 37. Cho từ từ 150 ml HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 0,21M và NaHCO3 0,18M thì thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là
A. 1,68 B. 2,24 C. 1,008 D. 4,368
Câu 38. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ nilon - 6,6 và tơ capron.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 39. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là:
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 40. Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi glyxin, alanin và valin, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem đốt cháy cần dùng 0,87 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,50 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O và N2. Thành phần phần trăm về khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là
A. 65,05%. B. 45,79%. C. 57,24%. D. 56,98%.
---------- HẾT ----------
Đáp án hướng dẫn giải
1D | 2B | 3B | 4A | 5A | 6B | 7A | 8B | 9C | 10A | 11D | 12B | 13C | 14B | 15B |
16B | 17A | 18D | 19D | 20D | 21B | 22B | 23D | 24A | 25A | 26A | 27C | 28C | 29D | 30D |
31A | 32C | 33C | 34D | 35C | 36C | 37C | 38D | 39A | 40C |
VnDoc xin giới thiệu tới các em Đề KSCL môn Hóa học lớp 12 năm học 2018-2019 trường THPT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 12 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 12, Trắc nghiệm Hóa học 12, Trắc nghiệm Sinh học 12,....