Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập ở nhà môn Công nghệ lớp 6 - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 23/3 - 28/3)

Đề ôn tập ở nhà môn Công nghệ lớp 6 - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 23/3 - 28/3) hệ thống lại các kiến thức Công nghệ lớp 6 học kì 1 và nửa đầu kì 2 cho các em học sinh tham khảo ôn tập, các thầy cô hướng dẫn các em ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.

Đề ôn tập ở nhà môn Công nghệ lớp 6

Câu 1: Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng, sinh tố?

CHẤT DINH DƯỠNG

NGUỒN CUNG CẤP

CHỨC NĂNG DINH DƯỠNG

Chất Đạm

Chất Đường bột

Chất Béo

Sinh tố (A,B, C, D, E, K, PP,.. )

Chất khoáng ( Sắt, Canxi, Photpho, Iốt,)

Câu 2: Thế nào là sự nhiễm trùng và sự nhiễm độc thực phẩm? Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm?

Câu 3: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến?

Câu 4: Các phương pháp chế biến thực phẩm? Cho ví dụ mỗi phương pháp một món ăn mà em biết?

Đáp án Đề ôn tập ở nhà môn Công nghệ lớp 6

Câu 1:

CHẤT

DINH DƯỠNG

NGUỒN

CUNG CẤP

CHỨC NĂNG

DINH DƯỠNG

Chất Đạm

- Thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, các loại đậu, hạt...

- Giúp cơ thể phát triển tốt, tái tạo các tế bào, tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chất Đường bột

- Gạo, ngô, khoai, sắn, mía, củ, quả, mật ong,….

- Cung cấp năng lượng và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

Chất Béo

- Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, đậu phộng, mè, dừa,....

- Cung cấp năng lượng và chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể (như A, D, E, K).

Sinh tố (A, B, C, D, E, K, PP,.. )

- Rau, củ, quả tươi, tim, gan, cám gạo, ánh nắng mặt trời, …

- Giúp cho hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường, tăng sức đề kháng cơ thể.

Chất khoáng (Sắt, Canxi, Photpho, Iốt,…)

- Muối ăn, tôm, cua, sò, ốc, rau, củ, quả…

- Giúp cho sự phát triển của xương, răng, hoạt động cơ bắp, tổ chức thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.

Câu 2:

- Sự nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.

- Sự nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

+ Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:

  • Rửa tay sạch trước khi ăn
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Rửa kĩ thực phẩm
  • Nấu chín thực phẩm
  • Đậy thức ăn cẩn thận
  • Bảo quản thực phẩm chu đáo

+ Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:

- Không dùng các thực phẩm có chất độc như: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ,…

- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.

- Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng hoặc hộp bị phồng.

Câu 3:

- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố tan trong nước như: C, B, PP.

- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố tan trong chất béo như: A, D, E, K.

- Khi chế biến món ăn cần lưu ý:

+ Cho thực phẩm vào luộc, nấu khi nước sôi.

+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.

+ Không hâm thức ăn nhiều lần.

+ Không dùng gạo xát quá trắng, không vo gạo quá kỹ, không chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1.

Câu 4:

1) Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

a) Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: Luộc, Nấu, Kho.

b) Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước: Hấp.

c) Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa: Nướng.

d) Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: Rán, Rang, Xào.

2) Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: Trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua,…

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Công nghệ 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm