Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

VnDoc xin gửi tới quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017 nhằm hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập môn Văn lớp 7, đồng thời cũng tham khảo các dạng đề thi cuối kì 1 khác nhau.

UBND HUYỆN NÔNG SƠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Ngữ Văn - Lớp 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và chọn đáp án đúng nhất cho từng câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đó vào giấy bài làm (từ câu 1-4, ví dụ: Câu 1: B).

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

(Ngữ Văn 7, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Cuộc chia tay của những con búp bê

B. Cổng trường mở ra

C. Một thứ quà của lúa non: Cốm

D. Mẹ tôi.

Câu 2: Đoạn văn trên đã sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1.

Câu 3: Trong câu “Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất…”, đâu là đại từ trỏ người, sự vật?

A. Trả lời

B. Tôi

C. Đứng

D. Chân

Câu 4: Từ nào sau đây là quan hệ từ ở trong câu “Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.”?

A. Ra B. Đi C. Và D. Máy.

Câu 5: Hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.

(Học sinh làm bài vào giấy bài làm. Ví dụ: 1A- 1B)

(A)

(B)

1. Từ trái nghĩa

1. Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

2. Từ đồng âm

2. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

3. Thành ngữ

3. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

4. Từ đồng nghĩa

4. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

5. Điệp ngữ

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm) Thế nào là ca dao, dân ca? Hãy chép lại một bài ca dao, dân ca mà em thích và trình bày ý nghĩa của bài ca dao, dân ca ấy.

Câu 2: (1.5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới.

Chị Xuân đi chợ mùa

Mua cá thu về chợ hãy còn đông.

a. Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

b. Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, đông.

(Ví dụ: tranh (1): bức tranh / tranh (2): tranh giành)

Câu 3: Tập làm văn ( 5.0 điểm)

Ngày 21/7/2016, báo Vietnamnet đưa tin: Chị Đ.T.H.T phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang thai 11 tuần nhưng người mẹ trẻ kiên quyết không điều trị để mong thai nhi được khỏe mạnh (vì các loại thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của thai nhi). Cuối cùng chị sinh con thành công, dù sau đó chị đã chết. Qua câu chuyện cảm động trên, hãy viết một bài văn biểu cảm về những tình cảm của bố mẹ dành cho con cái.

..……..Hết………….

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

I. TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

C

Từ câu 1- 4, mỗi câu đúng được 0.25 điểm.

Câu 5: mỗi kết nối đúng được 0.25 điểm.

1A – 2B; 2A – 1B; 3A – 4B; 4A – 3B.

II. TỰ LUẬN: (8.0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm)

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. (0,5 điểm)

- Học sinh ghi lại được một bài ca dao, dân ca đúng về nội dung, chính tả.(0,5 điểm)

- Học sinh trình bày đúng ý nghĩa của bài ca dao, dân ca vừa nêu. (0,5 điểm).

Câu 2. (1.5 điểm)

a. Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ. (0,5 điểm).

b. Tìm được từ đồng âm cho các từ thu, đông:

thu (1): mùa thu. (0,25 điểm). thu (2): thu tiền. (0,25 điểm).

đông (1): mùa đông. (0,25 điểm). đông (1): đông đúc.(0,25 điểm).

* Lưu ý: Nếu học sinh có đáp án khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

Câu 3. (5.0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: (1.0 điểm)

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, có kết hợp với các yếu tố miêu tả và tự sự để trình bày cảm nghĩ của mình về con người.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: (4.0 điểm)

Về tổng thể, đây là một dạng đề cảm nghĩ về người thân, vì vậy học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài: (0.5 điểm)

- Nêu sơ lược những tình cảm bố mẹ dành cho con cái.

b. Thân bài: (3.0 điểm)

- Nêu được những tình cảm của bố mẹ dành cho con cái từ khi nhỏ cho đến nay.

- Kể một vài kỷ niệm cho thấy bố mẹ dành cho con cái những gì tốt đẹp nhất.

- Cảm nhận của em khi được bố mẹ thương yêu, đùm bọc.

- Em đã làm được những gì để đền đáp công ơn đó của bố mẹ.

c. Kết bài: (0.5 điểm)

Chốt lại vấn đề và nêu lên được suy nghĩ của mình về tình cảm bố mẹ dành cho con cái.

→ Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu 7 hay về tình cảm cha mẹ tại đây.

* Lưu ý: Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn và biết dùng những ngữ liệu đã có như: Văn bản Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Ca dao, dân ca về tình cảm gia đình hay câu chuyện trong đề đã kể để đưa vào bài làm. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số đúng theo quy định.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm