Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 12 tỉnh Quảng Bình

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 có đáp án đi kèm, được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015

273 bài tập trắc nghiệm Sinh học 12

Bài tập liên kết gen và hoán vị gen

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: SINH HỌC LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề gồm có 30 câu. MÃ ĐỀ: 01

Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, hãy chọn và tô chì vào ô đúng của phiếu trả lời trắc nghiệm. Từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được tính 0,25 điểm. Từ câu 21 đến câu 30, mỗi câu đúng được tính 0,5 điểm.

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có kiểu cấu tạo khác nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2. Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung của các loài.

Câu 3. Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. chọn lọc tự nhiên. B. chọn lọc nhân tạo.
C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.

Câu 4. Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 5. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến. B. nguồn gen du nhập.
C. biến dị tổ hợp. D. đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 6. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động

A. trực tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.
C. gián tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.
B. gián tiếp lên kiểu gen và trực tiếp lên kiểu hình.
D. trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp lên kiểu hình.

Câu 7. Nhân tố tiến hóa nào có thể làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể một cách đột ngột, đặc biệt là khi kích thước quần thể bị thu hẹp lại nhỏ nhất?

A. Đột biến. B. Di nhập gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 8. Loài mới được hình thành bằng con đường sinh thái thường gặp ở

A. thực vật. B. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.
C. động vật. D. thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển.

Câu 9. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

A. (1), (3) B. (1), (4) C. (2), (4) D. (2), (3).

Câu 10. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

Câu 11. Trong chuỗi thức ăn: cỏ → cá → vịt → người, mỗi mắt xích được xem là một

A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng.
C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng.

Câu 12. Sự phân bố của loài trong quần xã sinh vật tự nhiên thường phụ thuộc chủ yếu vào

A. diện tích của quần xã.
B. sự thay đổi do hoạt động của con người.
C. sự thay đổi do các quá trình tự nhiên.
D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 13. Hiện tượng khống chế sinh học

A. làm cho một loài bị tiêu diệt.
C. làm cho quần xã chậm phát triển.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
D. mất cân bằng sinh thái trong quần xã.

Câu 14. Loài ưu thế có vai trò quan trọng trong quần xã do chúng có

A. số lượng cá thể nhiều.
C. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
B. khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 15. Quần xã sinh vật nào sau đây thường có độ đa dạng sinh học cao hơn các quần xã khác?

A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Các bãi bồi ven biển.
C. Rừng ôn đới. D. Rừng nhân tạo.

Câu 16. Trong tự nhiên, các cá thể trong quần thể phân bố theo kiểu nào là phổ biến nhất?

A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố đồng đều. D. Phân bố theo độ tuổi.

Câu 17. Theo quan điểm hiện đại, nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là

A. chọn lọc tự nhiên. B. Di nhập gen.
C. giao phối. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 18. Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. protein và axit nucleic. B. protein và lipit.
C. axit nucleic và lipit. D. saccarit và photpholipit.

Câu 19. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy của chọn lọc tự nhiên là

A. tính di truyền và biến dị. B. các nhân tố vô sinh.
C. Các nhân tố hữu sinh. D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 20. Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

A. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
B. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
D. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.

Câu 21. Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái?

A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.
B. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).
C. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).
D. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 23. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là

A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thực vật.
C. sinh vật sản xuất. D. động vật ăn thịt.

Câu 24. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh. B. kí sinh - vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác.

Câu 25. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

Câu 26. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?

A. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
B. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
C. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.

Câu 30. Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò

A. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
B. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
C. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 12

1. B

2. B

3. B

4. B

5. A

6. B

7. C

8. D

9. A

10. C

11. D

12. D

13. B

14. D

15. A

16. A

17. C

18. A

19. D

20. B

21. A

22. A

23. C

24. A

25. C

26. C

27. C

28. B

29. D

30. D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh Học

    Xem thêm