Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Kỳ Phú, Ninh Bình năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Kỳ Phú, Nho Quan năm học 2016 - 2107 bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi thi giúp các em làm quen với cấu trúc đề, củng cố lại kiến thức đã được học, nâng cao kỹ năng giải đề, ôn thi học kì 2 hiệu quả. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về chi tiết bao gồm bảng ma trận đề thi.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 - Đề số 1

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 - Đề số 2

PHÒNG GD & ĐT NHO QUAN

TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ PHÚ

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2016 - 2017

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5

(Thời gian làm bài 60 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thầm: (7 điểm)

Hai mẹ con

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói:

"Tôi không biết chữ!". Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: "Tội nghiệp cụ sống một mình". Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vì phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: "Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo."

Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: "Em Trần Thanh Phương... Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn... Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương".

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở các câu 2, 3, 7, 8

1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ...................................................... cách ký tên. (M1)

2. Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?. (M1)

A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.

3. Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy "ngượng nghịu và xấu hổ"? (M2)

A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

4. Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai. (M2)

Thông tin

Trả lời

Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.

Đúng/ Sai

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Đúng/ Sai

Thương người như thể thương thân.

Đúng/ Sai

Thương nhau củ ấu cũng tròn.

Đúng/ Sai

5. Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ?

Viết câu trả lời của em. (M3)

..................................................................................................................

6. Vào vai Phương, em hãy viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ.

(Viết 2 – 3 câu) (M4)

...............................................................................................................................

7. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: "Lần đầu .....................cách ký tên")?. (M1)

A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.

8. Đoạn thứ ba của bài ("Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ................thấy giận mẹ.") có mấy câu ghép? (M2)

A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép

9. Bộ phận vị ngữ trong câu: "Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường". là những từ ngữ nào? (M3)

Viết câu trả lời của em.

...........................................................................................................

10.Tìm từ đồng nghĩa với từ "giúp đỡ" rồi đặt một câu với từ vừa tìm được (M3)

Viết câu trả lời của em.
.........................................................................................................

II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34, SGK tiếng Việt 5 tập 2. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình (phần đọc tiếng 2 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết Chính tả: (2,5 điểm)

1. Giáo viên đọc cho HS Nghe - viết bài: "Tà áo dài Việt Nam" SGK Tiếng việt 5 tập 2, trang 128 (Viết đầu bài và đoạn: "Áo dài phụ nữ ....... đến chiếc áo dài tân thời".

2. Bài tập: (0,5 điểm) Từ nào viết sai chính tả hãy viết lại cho đúng.

- nòng mẹ; lên xuống: ..........................................................................

- xem xiếc; xao sáng: .........................................................................

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

I. ĐỌC TIẾNG: (3 điểm)

Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:

1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 7

Câu 8

học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ 0,5đ

A

0,5 đ

B

0,5 đ

D

0,5 đ

B

0,5 đ

Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(1 đ)

Khoanh vào "đúng" hoặc "sai"

Thông tin

Trả lời

Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.

Sai

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Sai

Thương người như thể thương thân.

Đúng

Thương nhau củ ấu cũng tròn.

Sai

Câu 5: (0.5 đ) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

Câu 6: (1 đ) HS tự viết.

Câu 9: (1đ ) chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường.

Câu 10: (1 đ) Đỡ đần, phụ giúp..........

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết (2,5 điểm)

Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết đều nét, ghi dấu thanh đúng quy tắc trong đoạn văn (2 điểm)

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,5 điểm toàn bài.

Bài tập: Viết đúng mỗi từ được (0,25 điểm): lòng mẹ; sao sáng.

2. Tập làm văn (7 điểm)

a. Yêu cầu của đề:

- Thể loại: Văn tả con vật .

b. Thang điểm:

* Mở bài: (1 điểm): Giới thiệu con vật gì? Ở đâu? (1 điểm)

* Thân bài: (3 điểm):

* Kết bài: (1 điểm):

Chú ý: + Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn. (0.5 điểm)

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm)

+ Bài viết có sáng tạo. (1 điểm)

* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết ... (có thể cho các mức dưới 7; 6,5; 5....)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

    Xem thêm