Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ Văn huyện Như Thanh năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 8 năm học 2013 - 2014 tại phòng GD - ĐT Như Thanh được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Hữu học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn hiệu quả.

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD - ĐT Thanh Oai năm 2015 - 2016

PHÒNG GD & ĐT
HUYỆN NHƯ THANH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2013 - 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 21/04/2014
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm) Hãy tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2: (6,0 điểm)

Trong lá thư gửi En -ri - cô, nhà văn A - Mi -Xi đã viết: "Trường học là bà mẹ hiền thứ hai... Trường học đã nhận con từ hai bàn tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ ngoan ngoãn chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường..." (Trích Những tấm lòng ca cả A-Mi-Xi)

Những dòng thư trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường, nơi em gắn bó một phần cuộc đời mình.

Câu 3: (10,0 điểm)

Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm "Tắt đèn" và đoạn trích « Tức nước vỡ bờ». Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ Văn

Câu 1: (4,0đ)

  • Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví "chiếc thuyền" như "con tuấn mã" và cánh buồm như "mảnh hồn làng" đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. (1,0đ)
  • Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang "rướn" tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1,0đ)
  • Một loạt từ: Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (1,0đ)
  • Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (1,0đ)

Câu 2 (6,0đ)

Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a, Về kĩ năng: (0,5đ)

  • Học sinh viết bài văn hoàn chỉnh trong phạm vi yêu cầu đề. (Đề văn thuộc kiểu đề nghị luận xã hội)
  • Bài văn phải nêu được chủ đề mà đề bài yêu cầu. Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để làm rõ vấn đề đưa ra.
  • Bài văn viết đúng giới hạn yêu cầu đề bài. Bài viết không sai lỗi chính tả ngữ pháp.

b, Về kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật các ý kiến sau

Giải thích ý kiến (1,0đ)

  • Trường học là người mẹ là nơi dạy dỗ, nuôi dưỡng con nên người.
  • Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó.

Nhà trường có vai trò to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiến thức và kĩ năng cuộc đời mỗi con người. Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập (0,5đ)

Vai trò to lớn của nhà trường:

  • Nơi cung cấp tri thức - là nơi gieo mầm, nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ (0,5đ)
  • Nơi chăm sóc giáo dục để con người có sức khỏe, có những nền tảng đạo đức "trường học là bà mẹ hiền... chăm chỉ" (0,5đ)
  • Giai đoạn ở trường là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.

Tình cảm gắn bó biết ơn đối với các thầy cô giáo:

  • Đó là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi con người: "Mẹ cầu phúc cho nhà trường còn con con không bao giờ được quên nhà trường..." (0,5đ)
  • Đó là tình cảm thiêng liêng, sự gắn bó biết ơn sâu lặng (liên hệ bản thân) (0,5đ)
  • Nhắc nhở mọi người lòng biết ơn thầy cô, biết ơn nhà trường - cái nôi nuôi mình khôn lớn chắp cánh ước mơ. Đó là truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". (0,5đ)

Phê phán những kẻ vô ơn... (nêu biểu hiện cụ thể)

  • Khẳng định giá trị to lớn của nhà trường.
  • Chúng ta cần phải bày tỏ tình cảm chân thật của mình với nơi mình được nuôi dưỡng

Câu 3: (10,0đ)

1. Yêu cầu về hình thức (0,5đ)

Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học.

  • Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
  • Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về nội dung (9,5đ)

Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .

  • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. (0,25)
  • Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. (0,25đ)

Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. 9,0đ)

  • Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. (2 đ)
    • Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.(1 đ)
    • Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng..(0,5 đ)
    • Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu(0,5 đ)
  • Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. (2 đ)
  • Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: (2 đ)
  • Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng "Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ".
  • Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. (1 đ)

Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.

Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng. (2,0đ)

  • Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... (0,5 điểm)
  • Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. (0,5 đ)
  • Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. (0,5đ)
  • Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. (0,5đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 8

    Xem thêm