Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử trường Xuân Dương năm 2014 - 2015

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử trường Xuân Dương

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Xuân Dương năm 2014 - 2015 gồm 6 câu hỏi tự luận, yêu cầu kiến thức cơ bản và nâng cao của môn Lịch sử lớp 9, đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh yêu thích môn Lịch sử và chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử. Mời các bạn tham khảo.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014 - 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề bài:

Câu 1 (4 điểm):

Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 đến 1991 diễn ra như thế nào và hậu quả của nó?

Câu 2 (3 điểm):

Nêu nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?

Câu 3 (3 điểm):

Những hạn chế của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) biểu hiện ở chỗ nào?

Câu 4 (3 điểm):

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỉ XX có đem lại kết quả như mong muốn không? Vì sao?

Câu 5 (4 điểm).

Kể tên các nước Đông nam Á mà em biết? Nêu những biến đổi của các nước Đông nam Á? Biến đổi nào là lớn nhất? Vì sao?

Câu 6 (3 điểm):

Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á?

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử trường Xuân Dương

Câu 1 (4 điểm).

Diễn biến quá trình cải tổ (2 điểm)

Đầu năm 1985 Goóc Ba Chốp lên cầm quyền lãnh đạo đảng và nhà nước Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ.

  • Cải tổ được tiến hành trên các mặt chính trị, xã hội như bầu tổng thống, thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng về chính trị, đề cao dân chủ và công khai về mọi mặt.
  • Đất nước càng lún sâu vào những khủng hoảng và rối loạn nhiều cuộc bãi công đã diễn ra, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội đều ra tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng. Tất cả đã đặt đất nước Liên Xô trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng, đặc biệt vào đầu thập niên 90.
  • Ngày 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô Viết đã tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc Ba Chốp nhưng bị thất bại.

Hậu quả (2 điểm):

  • Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà tuyên bố độc lập.
  • Một làn sóng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội đã dấy lên trong nước.
  • 21/12/1991 những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.
  • 25/12/1991 tổng thống Goóc Ba Chốp phải tuyên bố từ chức, lá cờ đỏ búa liềm bị hạ xuống đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại.

Câu 2: (3 điểm)

  • Mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng thiếu khoa học, có nhiều khuyết tật và sai sót như thực hiện chế độ bầu tổng thống, nặng bao cấp, đa nguyên về chính trị.
  • Chậm sửa đổi trước những tình hình biến động lớn của thế giới.
  • Những sai lầm về sự tha hoá biến chất của một số nhà lãnh đạo như cửa quyền, hách dịch, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nóng vội, gia đình trị...
  • Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.
  • Đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước lùi của chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: (3 điểm).

  • Hoạt động khép kín, không hoà nhập được với thế giới đang ngày càng được quốc tế hoá cao độ.
  • Năng trao đổi hàng hoá mang tính bao cấp.
  • Thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp.
  • Phân công sản xuất chuyên ngành nhiều chỗ chưa hợp lý.

Câu 4 (3 điểm).

Theo em công cuộc cải tổ ở Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX không đem lại kết quả như ý muốn vì:

  • Công cuộc cải tổ không có sự chuẩn bị đầy đủ, thiếu đường lối chiến lược nhất quán, công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động lúng túng và đầy khó khăn. Nền kinh tế vẫn trượt dài khủng hoảng trong khi đó những cải tổ về chính trị đã đưa đến việc xoá bỏ chế độ 1 đảng, 1 đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
  • Công cuộc cải tổ thất bại, Liên Xô tan rã thay vào đó là sự ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập.

Câu 5: (4 điểm).

Tên đầy đủ 11 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Lào, CampuChia, Mianma, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Inđônêsia, Đông Ti Mo, Brunây, Singgapo.

Những biến đổi:

  • Biến đổi thứ nhất là cho đến nay các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập dân tộc, đây là biến đổi to lớn nhất vì:
    • Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nử thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập.
    • Nhờ có biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
  • Biến đổi thứ 2 là: từ khi giành độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế xã hội đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là Singgapo.
  • Biến đổi thứ 3 là: đến tháng 7/1997 các nước Đông Nam Á đều ra nhập ASEAN.

Câu 6 (3 điểm).

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên và đến tháng 4 năm 1999 cả 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm