Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Địa lí

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Quảng Bình môn Địa lí

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2012 - 2013 tỉnh Quảng Bình là đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 củng cố kiến thức nhằm học tốt môn Địa lý 9, ôn thi học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG BÌNH
(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012-2013
(Khóa ngày 27 tháng 3 năm 2013)

MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------


Câu 1.
(1,5 điểm)

a. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.

b. Vì sao ở vùng cực ít mưa?

Câu 2. (2,0 điểm)

a. Dựa vào Átlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam.

b. Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn tập trung vào các tháng cuối năm?

Câu 3. (1,5 điểm)

Dựa vào Átlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao trong những năm gần đây nước ta phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái? Quảng Bình có những thuận lợi gì để phát triển du lịch sinh thái?

Câu 4. (2,5 điểm)

a. Phân tích các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo ở nước ta.

Câu 5. (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và năm 2007.

(đơn vị: Tỷ đồng)
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Địa lí

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và 2007.

b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta trong 2 năm trên và giải thích.

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Quảng Bình môn Địa lí

Câu 1: (1,5đ)

a. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. (1,0đ)

Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. (0,5đ)

Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. Ở vĩ độ cao mùa hạ đã có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian chiếu sáng dài (dần tới 6 tháng ở cực). Mùa đông góc chiếu sáng nhỏ (dần tới không) thời gian chiếu sáng lại ít dần (6 tháng đêm ở cực) (0,5đ)

b. Ở vùng cực ít mưa, vì:

Khu vực khí áp cao, không có gió thổi đến. (0,25đ)

Dòng biển lạnh hoạt động, nhiệt độ không khí thấp, không khí không bốc lên được. (0,25đ)

Câu 2: (2,0đ)

a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam:

  • Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng B - N, ĐB - TN so le kế nhau, tạo thành vòng cung lưng quay ra biển. Hai đầu Trường Sơn Nam cao, ở giữa các cao nguyên (kể tên một số đỉnh núi và độ cao). (0,5đ)
  • Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có núi đâm ngang ra biển (kể tên) tạo nên các vũng vịnh; sườn Tây thoải. (0,5đ)
  • Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc (kể tên các cao nguyên). (0,5đ)

b. Khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa... vì:

Ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa lớn tập trung vào các tháng cuối năm (mùa thu đông) do chịu tác động của các nhân tố:

  • Gió mùa mùa đông thổi qua vịnh Bắc Bộ nhận thêm nhiều hơi nước và gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc (chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn. ((0,25đ)
  • Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có bão nhiệt đới hoạt động với tần suất cao đem đến mưa nhiều; vào các tháng 9, 10, 11 vùng thường có mưa do dải hội tụ nhiệt đới và do hoạt động của rông. (0,25đ)

Câu 3: (1,5đ)

Giải thích vì sao trong những năm gần đây nước ta phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái. Quảng Bình có những thuận lợi gì để phát triển du lịch sinh thái.

Giải thích

  • Nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng lớn: (nhu cầu khách trong nước, khách quốc tế) khám phá các thắng cảnh tự nhiên. (0,25đ)
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng của ngành du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.(0,25đ)
  • Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình Caxtơ, hệ thống vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, bãi biển đẹp, suối nước nóng,... (0,25đ)
  • Tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. (0,25đ)

Quảng Bình có những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái:

  • Tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng gồm: Phong Nha - Kẽ Bàng, Đá Nhảy, bãi biển Nhật Lệ, Suối nước Khoáng Bang,... (0,25đ)
  • Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật được nâng cấp; mức sống và nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng tăng. (0,25đ)

Câu 4:

a. Các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thế mạnh:

  • - Khoáng sản: giàu khoáng sản như than, sắt, thiếc,.. cơ sở để phát triển công nghiệp; thủy năng dồi dào trên hệ thống sông lớn là cơ sở phát triển thủy điện. (0,25đ)
  • - Diện tích đất rừng lớn để phát triển lâm nghiệp, có các đồng cỏ trên các cao nguyên thuận lợi phát triển chăn nuôi. (0,25đ)
  • Có diện tích đất feralit lớn phát triển trên đá phiến, đá vôi, đất phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh kết hợp địa hình vùng núi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, dược liệu, rau quả,... (0,25đ)
  • Có nhiều cảnh quan đẹp ( vịnh Hạ Long, Sa Pa,...) để phát triển du lịch. (0,25đ)

Hạn chế:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. (0,25đ)
  • Khoáng sản tuy nhiều chủng loại nhưng điều kiện khai thác phức tạp; chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến xói mòn, sạt lỡ đất, lũ quét, chất lượng môi trường bị giảm sút. (0,25đ)

b. Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo ở nước ta.

  • Kinh tế: Tạo nên cơ cấu ngành đa dạng, đóng góp nguồn thu đáng kể vào GDP, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, đảo. (0,25đ)
  • Xã hội: tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. (0,25đ)
  • An ninh, quốc phòng: bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo nước ta. (0,25đ)
  • Môi trường: Khai thác hợp lí, có hiệu quả tài nguyên, môi trường biển, đảo. (0,25đ)

Câu 5:

a) Vẽ biểu đồ:

Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và năm 2007. (đơn vị: %) (0,5đ)

Đáp án môn địa lý lớp 9

Vẽ biểu đồ hình tròn (vẽ biểu đồ khác không cho điểm). (1,0đ)

Bán kính hình tròn năm 2000 = 1 đơn vị, bán kính năm 2007 = 1,8 đơn vị

Yêu cầu: chính xác tỉ lệ, bán kính, tên biểu đồ, ghi chú. (Thiếu một trong những yêu cầu nói trên mỗi lỗi trừ 0,25đ).

b. Nhận xét và giải thích:

Nhận xét:

Năm 2007 so với năm 2000:

  • Tỉ trọng giá trị hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông – lâm – thủy sản có xu hướng giảm (dẫn chứng). (0,25đ)
  • Tỉ trọng giá trị hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh (dẫn chứng). (0,25đ)

Giải thích:

  • Nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, ứng dụng công nghệ, kĩ thuật mới vào sản xuất nên công nghiệp chế biến phát triển mạnh, hạn chế được tình trạng xuất thô chưa qua chế biến. (0,25đ)
  • Nhu cầu thị trường và phù hợp với xu thế chung của thế giới. (0,25đ)
Đánh giá bài viết
11 4.632
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm