Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Với kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè trong kì thi HSG khiến các bạn học sinh gặp rất nhiều áp lực. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017. Tài liệu giúp các bạn tham khảo, ôn tập dễ dàng hơn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh và quý thầy cô giáo.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 tỉnh Thái Nguyên năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A

PHONG GD&ĐT PHÚC YÊNĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ
Năm học: 2016 - 2017
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (5,0 điểm)

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước châu Á đã đạt được những thắng lợi gì và hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

Câu 2. (7,0 điểm)

a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

b. Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó.

Câu 3. (8,0 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc (đã được học và đọc thêm) về hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930, em hãy nêu rõ vai trò của Bác đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Câu 1 (5,0 điểm)

* Những thắng lợi của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

  • Thứ nhất: Giành được độc lập dân tộc, chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc.
  • Dẫn chứng: Việt Nam, Inđônêxia, Lào... (1945), Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Campuchia (1953), Malaixia (1957)....
  • Thứ hai: Đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển
  • Dẫn chứng:
    • Nhật Bản trở thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới
    • Trung Quốc: Thực hiện chính sách mở cửa, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, phóng thành công vệ tinh chinh phục vũ trụ...
    • Ấn Độ: "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.
    • Bốn con rồng châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo
    • Các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin đạt được các thành tựu về mọi mặt
    • Việt Nam: Thực hiện chính sách đổi mới từ 1986 đến nay kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
    • Các tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở hợp tác cùng phát triển: Tổ chức ASEAN, ASEAN+1 (ASEAN + Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

* Các nước châu Á hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách:

  • Tình hình chính trị phức tạp và không ổn định: Sự xâm lược, can thiệp của các nước đế quốc, ly khai, khủng bố, xung đột bạo lực.... ở Irắc, Apganixtan, Pakixtan, Thái Lan, Inđônêxia và Philippin...
  • Thiên tai hoành hành: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hạn hán...
  • Tệ nạn xã hội, tham nhũng....
  • Bệnh dịch, ô nhiễm môi trường...

Câu 2 (7,0 điểm)

a. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

  • Khoa học cơ bản: Đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống.
  • Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
  • Nguồn năng lượng mới: Tìm và sử dụng ngày càng phổ biến những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...
  • Vật liệu mới: Tìm ra những vật liệu mới thay thế những vật liệu tự nhiên gần vơi cạn: Poolime, ti tan...
  • "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp: Điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh... làm cho năng suất cây trồng tăng, khắc phục tình trạng thiếu ăn kéo dài.
  • Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến điện hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
  • Chinh phục vũ trụ: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, con người đã bay vào vũ trụ (1961), đặt chân lên Mặt Trăng (1969), thực hiện các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ....

b. Liên hệ..... tác động, đề xuất giải pháp (Đây chỉ là gợi ý; Giám khảo khi chấm linh hoạt cho điểm nếu học sinh làm bài đúng hướng)

  • Tác động tích cực:
    • Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên.
    • Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón có chất lượng tốt.
    • Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến.
  • Tác động tiêu cực:
    • Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy...
    • Nguồn nước, đất bị ô nhiễm
    • Tai nạn giao thông xảy ra nhiều
    • Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại...
  • Giải pháp:
    • Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường
    • Các hộ trồng trọt sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học theo đúng quy định
    • Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương.

Câu 3 (8,0 điểm)

1. Vai trò tìm đường cứu nước:

  • Năm 1911, Người bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, sau nhiều năm bôn ba qua nhiều nước tư bản Người đã nhận rõ bạn, thù.
  • Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng lớn tới xu hướng hoạt động của Bác.
  • Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam buộc Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
  • 7/1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận cương đã chỉ cho Người con đường giải phóng dân tộc mình. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin.
  • 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

2. Vai trò chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản:

  • Từ 1921 - 1923 tại Pháp, Người cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết sách Bản án chế độ thực dân Pháp....
  • 6/1923, Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
  • Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập thêm lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga, kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế.
  • Năm 1924, Người dự Đại hội V Quốc tế cộng sản và phát biểu tham luận
  • Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây, cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt (6/1925). Xuất bản báo Thanh niên (1925)
    • Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng, những bài giảng được tập hợp lại và in thành sách Đường cách mệnh (đầu 1927) sau đó được bí mật chuyển về trong nước.
    • Đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất (5/1929), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra, một số đoàn thể quần chúng: Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ... cũng được tổ chức.

3. Vai trò sáng lập Đảng:

  • Cuối 1929, Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản....... hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, điều đó gây ảnh hưởng không tốt cho cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, thay mặt Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra triệu tập hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) để thống nhất 3 tổ chức thành một chính đảng cộng sản duy nhất.
  • Người chủ trì hội nghị, phân tích, đánh giá, đề nghị để cuối cùng thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời soạn thảo, công bố các văn kiện của Đảng: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và ra Lời kêu gọi
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm