Đề thi học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 năm 2012 môn Hóa học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN THI: HÓA HỌC

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11/04/2012

Câu 1: (2 điểm)

Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.

Câu 2: (6 điểm)

2.1/ (3 điểm): Hỗn hợp A gồm các dung dịch: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên?

2.2/ (3 điểm): Hòa tan hoàn toàn 13,45g hỗn hợp 2 muối cacbonat axit và cacbonat trung tính của 1 kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M.

a. Tìm công thức 2 muối.

b. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3: (5 điểm)

3.1/ (2 điểm): Xác định B, C, D, E, G, M. Biết A là hỗn hợp gồm Mg và Cu. Hãy viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 môn Hóa

3.2/ (3 điểm): Cho M là kim loại tạo ra hai muối MClx, MCly và tạo ra 2 oxit MO0,5x, M2Oy có thành phần về khối lượng của Clo trong 2 muối có tỉ lệ 1 : 1,173 và của oxi trong 2 oxit có tỉ lệ 1 : 1,352.

a. Xác định tên kim loại M và công thức hóa học các muối, các oxit của kim loại M.

b. Viết các phương trình phản ứng khi cho M tác dụng lần lượt với MCly; H2SO4 đặc, nóng.

Câu 4: ( 3 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g.

a. Xác định công thức phân tử của A.

b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A.

Câu 5: (4 điểm)

Cho 13,6g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với 91,25g dung dịch HCl 20% vừa đủ.

a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.

c. Nếu hòa tan hoàn toàn 13,6g hỗn hợp nói trên vào H2SO4 đặc, nóng, khi phản ứng kết thúc dẫn toàn bộ khí sinh ra vào 64 ml dung dịch NaOH 10% (D = 1,25g/ml) thì thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A. (Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Đánh giá bài viết
2 1.898
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm