Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 7 Bài 19: Châu Nam Cực

VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Giải Địa 7 Bài 19: Châu Nam Cực bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu các mốc lớn trong lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực.

Hướng dẫn giải:

- Năm 1982: nhà hàng hải Bê-linh-hao-den và La-da-rép phát hiện ra lục địa Nam Cực.

- Năm 1900: nhà thám hiểm Boóc-rơ-grê-vim đặt chân tới lục địa Nam Cực.

- Năm 1911: nhà thám hiểm A-mun-sen và đồng đội là những người đầu tiên tới được điểm cực Nam.

- Năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ.

2. Vị trí địa lí

Câu hỏi trang 163 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong mục 2 và bản đồ hình 2, hãy:

- Xác định trên bản đồ vị trí của châu Nam Cực.

- Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực.

Địa lí 7 KNTT

Hướng dẫn giải:

- Vị trí của châu Nam Cực:

+ Đại bộ phận diện tích lục địa nằm trong phạm vi của vùng cực Nam.

+ Được bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu của châu Nam Cực:

Do nằm ở vùng cực, nên mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể => châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi mục 3a trang 164 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục a, nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Địa lí 7 KNTT

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

- Địa hình:

+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.

+ Bề mặt khá bằng phẳng.

+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.

+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.

+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.

+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.

+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.

+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.

Câu hỏi mục 3b trang 164 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong mục b, hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực.

Hướng dẫn giải:

Các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực:

- Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất (khoảng 60%lượng nước ngọt trên Trái Đất).

- Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu hỏi mục 4 trang 165 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục 4, cho biết kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hướng dẫn giải:

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Do có tính nhạy cảm cao, thiên nhiên châu Nam Cực dễ thay đổi khi có biến đổi khí hậu.

- Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng 0,5°C, lượng mưa cũng tăng lên mực nước biển sẽ dâng thêm 0,05 – 0,32 m.

- Nhiều hệ sinh thái sẽ mất đi nhưng lại xuất hiện các đồng cỏ ở vùng ven biển. Lớp băng phù ở vùng trung tâm sẽ dày thêm do có nước mưa cung cấp.

Luyện tập Vận dụng

Luyện tập trang 165 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Trình bày một trong các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sinh vật ở châu Nam Cực.

Hướng dẫn giải:

Khí hậu châu Nam Cực: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ luôn âm, thấp nhất là -94,5oC năm 1967. Lượng mưa và tuyết rơi thấp, ven biển dưới 200mm/năm, sâu trong lục địa thấp hơn nhiều. Do lạnh nên ở đây có khí áp cao, gió thổi với vận tốc cao khoảng 60km/h, gió bão nhiều nhất thế giới.

Vận dụng trang 165 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Tìm hiểu về tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

Do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể khiến băng ở châu Nam Cực tan nhanh. Do đó, mực nước biển sẽ dâng cao và gây ảnh hưởng nhiều đến thiên nhiên, con người trên Trái Đất. Nhiều vùng thấp ven biển sẽ bị ngập nước, nhiều cánh rừng ngập mặn bị chôn vùi dưới biển, nhiều làng mạc ruộng đồng và các đô thị đông dân cũng sẽ bị ngập lụt khiến người dân thiếu đất sinh sống, sản xuất phải di cư đi nơi khác. Những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái một số quốc gia ven biển, giảm đa dạng sinh học, mất diện tích đất. Số lượng người dân di cư đông có thể tác động tiêu cực đến các vấn đề kinh tế xã hội: quản lí nhân khẩu, vấn đề việc làm, vấn đề phúc lợi…

....................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Địa lí 7 Bài 19: Châu Nam Cực. Để tham khảo thêm lời giải các bài khác, mời các em vào chuyên mục Giải bài tập Địa lí 7 trên VnDoc nhé. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, nắm vững kiến thức, luyện giải môn Địa lí lớp 7.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lí 7 KNTT

    Xem thêm