Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 156

Phân bào - Bài tập trắc nghiệm trang 156

Để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 156, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Sinh học 10

Bài 17, 18, 19, 20 trang 156 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

17. Trong chu kì tế bào, trình tự của các pha là:

A. G1 -> G2 --> S --> M

B. S --> G1 --> G2 --> M

C. M --> G2 --> S --> G1

D. G1 --> S --> G2 --> S

18. Sự tổng hợp ARN xảy ra ở pha nào trong kì trung gian?

A. S và G2

B. G1 và G2

C. G1 và S

D. S

19. Sự nhân đôi ADN và NST xảy ra ở

A. Pha G1.

B. Pha G2.

C. Pha S.

D. Quá trình nguyên phân.

20. R là điểm kiểm soát sự phân bào nguyên phân có ở

A. Cuối pha G1.

B. Cuối pha S

C. Giữa pha G1.

D. Cuối pha G2.

Hướng dẫn:

17. D

18. C

19. C

20. A

Bài 21, 22, 23, 24, 25 trang 157 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

21. Nếu vượt qua điểm kiểm soát R tế bào nhân thực sẽ có hoạt động nào sau đây?

A. Tổng hợp ARN và prôtêin.

B. Nhân đôi trung thể chuẩn bị phân bào.

C. Hình thành thoi phân bào.

D. Tổng hợp ADN, tạo NST kép.

22. Trong nguyên phân đặc điểm nào sau đây không liên quan đến việc phân chia đồng đều NST?

A. NST được nhân đôi ở kì trung gian, rồi lại được chia đôi ở kì cuối.

B. Các NST chị em tách nhau ở tâm động, cùng đóng xoắn và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. NST đóng xoắn cực đại rồi tách nhau ở tâm động, phân li đểu về hai cực của tế bào.

D. Sự phân chia tế bào chất.

23. Các kiểu phân bào khác nhau đều có chung đặc điểm :

A. Thu nhận tín hiệu, nhân đôi vật chất di truyền, đóng xoắn NST; phân đôi NST về 2 phía và phân chia tế bào chất.

B. Tổng hợp Prôtêin, sợi thoi phân bào, phân chia đều vật chất di truyền.

C. Trải qua các kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

D. Luôn mang tính chu kì, sinh trưởng rồi lại phân chia.

24. Trong cơ thể đa bào, một tế bào nào đó phân chia liên tục, không theo cơ Ị chế điều hoà phân bào sẽ dẫn đến

A. Cơ thể cao hơn, khoẻ mạnh.

B. Tạo khối u, gây bệnh ung thư.

C. Cơ thể béo phì

D. Cơ thể sinh trưởng, phát triển không cân đối.

25. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở pha G2 không tổng hợp được các sợi thoi phân bào?

A. NST không nhân đôi, tế bào không phân chia nên số lượng NST sẽ bị giảm đi một nửa.

B. NST nhân đôi, bộ NST không phân li về 2 cực tế bào nên số lượng NST. Trong tế bào tăng lên gấp đôi.

C. NST không nhân đôi và cũng không phân li nên số lượng NST giữ nguyên là 2n.

D. NST vẫn nhân đôi và phân li bình thường nên số lượng NST là 2n.

Hướng dẫn

21. D

22. D

23. A

24. B

25. B

Bài 26, 27, 28, 29, 30 trang 158 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

26. Có m tế bào nguyên phân k lần liên tiếp thì số tế bào sẽ được tạo thành là:

A. m X 2k.

B. m X (2k-1).

C. m X (2k-1).

D. 2k:m

27. Tế bào A có 2n = 8 NST nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tế bào B có 2n = 14 NST nguyên phân 4 lần liên tiếp. Hỏi trong trường hợp nào môi trường nội bào đã cung cấp số lượng NST nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu NST?

A. Trường hợp ở tế bào B và nhiều hơn 186 NST.

B. Trường hợp ở tế bào A và nhiều hơn 150 NST.

C. Trường hợp ở tế bào B và nhiều hơn 90 NST.

D. Trường hợp ở tế bào A và nhiều hơn 32 NST.

28. Tổng số thoi phân bào được hình thành và phá vỡ khi 1 tế bào thực hiện k lần nguyên phân liên tiếp là bao nhiêu?

A. 2k- 1

B. 2k- 1.

C. 2k + 1

D. 2k.

29. Trong một bức ảnh chụp tiêu bản của tế bào thấy có 7 NST kép. Tế bào đó đang ở

A. Kì giữa của quá trình nguyên phân.

B. Sau của quá trình giảm phân.

C. Kì giữa của quá trình giảm phân I.

D. Kì giữa của quá trình giảm phân II.

30. Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép sắp xếp như thế nào?

A. Một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. Một vòng tròn trên đường xích đạo của thoi phân bào.

D. Hai vòng tròn trên đường xích đạo của thoi phân bào.

Hướng dẫn:

26. A

27. D

28. B

29. D

30. C

Bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 159 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

31. Một tế bào ở lớp đáy của biểu bì da người nguyên phân liên tiếp tạo ra một số tế bào mới có tổng số 736 NST. Số lần phân bào và số thoi phân bào được hình thành và phá vỡ trong quá trình đó là?

A. 2 lần phân bào và 3 thoi phân bào.

B. 3 lần phân bào và 8 thoi phân bào.

C. 4 lần phân bào và 15 thoi phân bào.

D. 5 lần phân bào và 32 thoi phân bào.

32. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các cặp NST kép ở giảm phân I không phân li?

A. Tạo ra giao tử 2n NST.

B. Tạo ra giao tử bất thường.

C. Tạo ra giao tử có 2n NST và các NST khác nhau về nguồn gốc.

D. Tạo ra giao tử có bộ NST giống như ở tế bào mẹ ban đầu.

33. Giai đoạn chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân là

A. kì cuối I.

B. kì sau I.

C. kì giữa I.

D. kì đầu I.

34. Nếu không có trao đổi chéo, sau khi giảm phân, từ một tế bào có các cặp NST là AaBbDd có thể tạo ra mấy loại giao tử?

A. 2 loại giao tử.

B. loại giao tử.

C. 6 loại giao tử.

D. 8 loại giao tử.

35. Các NST ở kì giữa của giảm phân II khác với các NST ở kì giữa của nguyên phân là:

A. mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử.

B. các nhiễm sắc tử định hướng trên mặt phẳng xích đạo.

C. các nhiễm sắc tử giống hệt nhau về mặt di truyền.

D. các nhiễm sắc tử khác nhau về mặt di truyền.

Hướng dẫn:

31. C

32. D

33. D

34. A

35. D

Bài 36, 37, 38, 39, 40 trang 160 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

36. Nếu phức tiếp hợp không xảy ra vào kì đầu của giảm phân I thì điểu gì sẽ xảy ra?

A. Các giao tử được hình thành sẽ có số NST bất thường.

B. Các giao tử được tạo thành có bộ NST là 2n.

C. Các giao tử được hình thành có các NST bị trao đổi đoạn.

D. Các giao tử được hình thành sẽ có số NST bình thường.

37. Giảm phân II tương tự nguyên phân ở chỗ

A. Các nhiễm sắc tử tách nhau ra trong kì sau.

B. ADN nhân đôi trước khi phân bào.

C. Các NST tương đồng tiếp hợp với nhau.

D. Số NST giảm đi một nửa.

38. Nếu. hàm lượng ADN trong một tế bào trong pha G1 trong chu kì tế bào là X thì hàm lượng ADN của chính tế bào đó ở kì giữa của giảm phân I là?

A. X.

B. 2x

C. 4x.

D. 0,5x.

39*. Các NST tương đồng di chuyển về các cực đối lập của tế bào đang phân chia trong

A. Nguyên phân.

B. Giảm phân I.

C. Phân đôi tế bào.

D. Giảm phân II.

40*. Trong mô đang phân bào, có một tế bào có lượng ADN bằng một nửa các tế bào khác. Tế bào đó phải ở

A. Kì đầu.

B. Kì sau.

C. Pha G1.

D. Pha G2.

Hướng dẫn:

36. A

37. A

38. B

39. B

40. C

Bài 41 trang 161 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập trắc nghiệm

40. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST có 2 Crômatit. Tế bào ấy đang ở:

A. Kì đầu của giảm phân II.

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì cuối của giảm phân II.

D. Kì đầu của giảm phân I.

Hướng dẫn:

Chọn đáp án A

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Hóa học 10, Giải bài tập Sinh học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Sinh 10

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng