Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT GDCD 7 Kết nối tri thức bài 10

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT GDCD 7 bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bài tập 1 trang 35 SBT GDCD 7: Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con cháu và anh, chị, em trong gia đình (Đánh dấu X vào ô phù hợp)

Quyền và nghĩa vụ

Cha mẹ, ông bà

Con cháu

Anh, chị,em

A. Giáo dục con chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình.

C. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con..

D. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

E. Yêu quý, kính trọng, biết ơn.

G. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận.

H. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái.

I. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.

K. Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo.

L. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

M. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

N. Phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ

Cha mẹ, ông bà

Con cháu

Anh, chị, em

A. Giáo dục con chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

X

B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình.

X

X

X

C. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con..

X

D. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

X

E. Yêu quý, kính trọng, biết ơn.

X

X

X

G. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận.

X

H. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái.

X

I. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.

X

X

X

K. Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo.

X

X

X

L. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

X

M. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

X

N. Phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

X

Bài tập 2 trang 36 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà

B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai

C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu

D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ.

Trả lời: Lựa chọn phương án D

Bài tập 3 trang 37 SBT GDCD 7: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?

A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá.

B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.

C. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.

D. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Trả lời:

Trường hợp a) Cả bố và N đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Bố đã tôn trọng tài năng, sở thích và tạo điều kiện để N phát triển tài năng. Ngược lại, N cũng luôn cố gắng, dù học đàn nhưng vẫn không lơ là việc học.

Trường hợp b) Ông bà và H đã không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Ông bà H đã nuông chiều H, không giáo dục H dẫn đến việc H ham chơi, lười học, không nghe lời cha mẹ. Còn H lại không có sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ bố mẹ vì được ông bà nuông chiều.

Trường hợp c) Bố mẹ H đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Vì bố mẹ H luôn quan tâm, khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp bởi tham gia các hoạt động không chỉ giúp H nâng cao sức khỏe mà còn phát triển thêm những kĩ năng mềm.

Trường hợp d) Cả bố A và A đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Bố luôn tông trọng, trao đổi và tham khảo ý kiến của A về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Ngược lại, A cũng rất quan tâm đến bố khi trao đổi những vấn đề cùng bố.

Bài tập 4 trang 37 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Vì yêu thương con nên cha mẹ phải thường xuyên đánh, mắng để con nên người.

B. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

C. Bố mẹ không gương mẫu, sống không có đạo đức sẽ ảnh hưởng đến con cái.

D. Học sinh không ngoan, lười học là do gia đình.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng tình, vì: hành động đánh, mắng của cha mẹ có thể gây nên những tổn thương về thể chất và tinh thần đối với con cái.

- Ý kiến B. Đồng tình, vì: hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà vừa là hành vi vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

- Ý kiến C. Đồng tình, vì: tính cách, lối sống của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của con cái.

- Ý kiến D. Không đồng tình, vì: học sinh không ngoan, lười học không hoàn toàn do nguyên nhân từ gia đình mà chủ yếu là do bản thân học sinh đó: thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; tâm sinh lí tuổi mới lớn…

Bài tập 5 trang 38 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật dưới đây:

- Trường hợp a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

- Trường hợp b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,...

- Trường hợp c) Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ G phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em G được đi học cùng các bạn. Tuy nhiên, do đua đòi, G đã nhiều lần bỏ học để đi chơi cùng những bạn xấu nên kết quả học tập ngày càng kém. Cuối năm học, G không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.

- Trường hợp d) H rất thích chơi cầu lông, thường được bố mẹ tạo điều kiện cho đi chơi cầu lông vào cuối tuần. Chủ nhật vừa rồi, bà nội H bị ốm, bố mẹ lại phải đi làm tăng ca. Bố mẹ không cho H đi chơi cầu lông nữa và giao cho H ở nhà chăm Sóc bà. H vùng vằng, giận dỗi rồi tranh thủ trốn đi chơi khi bà đang ngủ.

Trả lời:

- Trường hợp a) Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

- Trường hợp b) M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

- Trường hợp c) Không đồng tình với hành vi ham chơi, đua đòi của G.

- Trường hợp d) Thái độ vùng vằng, giận dỗi và việc trốn đi chơi của H là không tốt.

Bài tập 6 trang 39 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Cả nhà Y đang tranh luận về kế hoạch nghỉ hè của Y. Bố mẹ Y dự định sẽ cho, tham gia khóa học thuyết trình tiếng Anh, sau đó đến lớp học toán, học văn, cuối tuần học Cờ vua. Y thì muốn về hai bên nội, ngoại chơi, muốn được bố mẹ cho đến các sân chơi hướng nghiệp hoặc các khu nhà vườn ở ngoại ô,...

1/ Em đồng tình với kế hoạch của bố mẹ Y không? Vì sao?

2/ Nếu là Y, em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ theo kế hoạch của mình?

Tình huống b) M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.

1/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?

2/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, lớp và khu dân cư?

Tình huống c) Vợ chồng cô C và chú S có một con gái duy nhất là Q. Chú S cho rằng Q chỉ cần học tốt và ngoan ngoãn, không cần làm bất cứ việc gì, cũng không cần bận tâm đến những vấn đề khác trong gia đình, kể cả những việc liên quan đến cá nhân 2, bố mẹ sẽ lo liệu, sắp xếp mọi thứ tốt nhất. Cô C thì lại có quan điểm khác, theo cô, bố mẹ cần định hướng cho con phát triển đúng đắn, không nên làm giúp con mọi việc, ngoài ra, bố mẹ cũng cần tôn trọng các quyết định của con và tạo điều kiện để con được tham gia vào các vấn đề khác của gia đình.

1/ Em đồng tình với quan điểm của cô C hay chú S? Vì sao?

2/ Nếu là Q, em sẽ làm gì?

Tình huống d) K học lớp 7 tại một trường nội trú của tỉnh. K có một em nhỏ 2 tuổi. Vì bận làm ăn buôn bán, không có người trông em nên bố mẹ K quyết định cho K nghỉ học để trông em cho bố mẹ đi làm. K lại rất muốn được tiếp tục đi học.

1/ Em có đồng tình với quyết định của bố mẹ K không? Vì sao?

2/ Nếu là K, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Tình huống a)

+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với kế hoạch của bố mẹ Y. Quyền vui chơi giải trí lành mạnh không những là nhu cầu mà còn là điều kiện để trẻ em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần.

+ Yêu cầu số 2: Y cần đưa ra các lí do trên để thuyết phục bố mẹ tôn trọng và lắng nghe nguyện vọng của mình để Y có một kì nghỉ hè vui vẻ, bổ ích và thiết thực.

- Tình huống b)

+ Yêu cầu số 1: Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng, theo Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

+ Yêu cầu số 2: Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.

- Tình huống c)

+ Yêu cầu số 1: Đồng tình với cô C, vì ngoài trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; giáo dục trẻ em; bảo vệ an toàn cho trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp; tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em, cha mẹ và các thành viên trong gia đình còn có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình (Điều 56 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).

+ Yêu cầu số 2: Nếu là Q, em cần thuyết phục bố bằng các lí do trên để bố đồng tình với quan điểm của mẹ trong việc nuôi dạy Q.

- Tình huống d)

+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với quyết định của bố mẹ K, vì quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta quy định. Ở Việt Nam, quyền học tập được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 37 và Điều 39): Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục,... Theo đó, gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Do vậy, bố mẹ K cần phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền đi học của con mình.

+ Yêu cầu số 2: K cần viện dẫn những lí do trên để thuyết phục hoặc nhờ người thuyết phục để bố mẹ tiếp tục cho K đi học.

Bài tập 7 trang 41 SBT GDCD 7: Hãy viết cảm nghĩ của em về trường hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình dưới đây:

Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Lên 10 tuổi, Lan đã quen với việc đồng áng, chịu khó làm ruộng với gia đình các bác để kiếm gạo ăn. Hết mùa cấy, mùa gặt lúa, người dân địa phương lại thấy Lan đi khắp làng trên xóm dưới hoặc đến xã khác để lượm ve chai bán lấy tiền dành dụm mua thuốc cho mẹ, bà ngoại lúc ốm đau.

Tuy cuộc sống nhọc nhằn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết:“Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.

(Theo Báo Tuổi trẻ)

Trả lời:

- Cảm nhận: Lan đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái đối với ông bà, cha mẹ; dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng bạn Lan vẫn luôn nỗ lực vươn lên để vượt qua khó khăn.

------------------------------

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT GDCD lớp 7 bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo Giáo dục công dân 7 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Công Tử
    Công Tử

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 04/10/23
    • Khang Anh
      Khang Anh

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 04/10/23
      • Người Nhện
        Người Nhện

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 04/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        GDCD 7 KNTT

        Xem thêm