Giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều bài 20

VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Lịch sử 7 bài 20: Việt Nam thời Lê sơ sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7.

Bài: Việt Nam thời Lê sơ

Câu 1. Nhà Lê sơ được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A. Do Lê Lợi sáng lập sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.

B. Do Lê Lợi sáng lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

C. Được lập nên từ những buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,

D. Được thành lập khi Lê Lợi giải phóng được vùng đất Nghệ An.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình chính trị của nhà Lê sơ?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Bộ máy nhà nước từng bước được hoàn thiện hơn.

C. Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

D. Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Ban hành chính sách “quân điền”.

B. Tiếp tục thực hiện chế độ điền trang, thái ấp.

C. Khuyến khích khai hoang.

D. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

Câu 4. Dưới thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí nào sau đây? A. Không còn ảnh hưởng trong tầng lớp nhân dân.

B. Bước đầu được truyền bá vào đời sống nhân dân.

C. Bị mất dần địa vị do sự phát triển của Phật giáo.

D. Trở thành hệ tư tưởng chi phối đời sống xã hội.

Câu 5. Một trong các thành tựu tiêu biểu của nhà Lê sơ về lĩnh vực giáo dục là

A. xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

B. cho biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

C. tổ chức được nhiều khoa thi tiến sĩ.

D. lấy Phật giáo làm nội dung để học tập.

Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau và cho biết ý nghĩa của đoạn tư liệu đó.

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần, ... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

(Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)

Câu 7. Hãy nêu những chính sách về kinh tế nông nghiệp của Đại Việt thời Lê sơ và tác dụng của những chính sách đó.

Câu 8. Quan sát các hình 20.1, 20.2 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết đây là sản phẩm của hoạt động kinh tế nào và giới thiệu về sản phẩm đó.

Câu 9. Cho các cụm từ: (1) Nô tì; (2) Nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân; (3) Quý tộc, quan lại, địa chủ.

a) Đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C trong sơ đồ 20 sao cho đúng về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ.

b) Rút ra nhận xét.

Câu 10. Hoàn thành bảng thống kê về thành tựu/ đặc điểm văn hoá, giáo dục của Đại Việt dưới thời Lê sơ theo mẫu sau.

Lĩnh vực

Thành tựu/ đặc điểm

Tư tưởng, tôn giáo

?

Văn học

?

Nghệ thuật

?

Giáo dục

?

Câu 11. Trong số các danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ đã được học, em ấn tượng với danh nhân nào nhất? Vì sao?

Lời giải

Câu 1. B

Câu 2. C

Câu 3. B

Cau 4. D

Câu 5. C

Câu 6.

Đoạn tư liệu cho biết chính sách của nhà Lê sơ đối với vùng biên giới phía bắc. Nhà nước đưa ra nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nghiêm khắc trị tội các quan lại nếu vi phạm nguyên tắc đó.

Câu 7.

Các chính sách về nông nghiệp: chính sách “quân điền”; đặt các chức quan chuyên trách về nông nghiệp (Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ); khuyến khích nhân dân khai hoang, đắp đê, khai thông kênh ngòi,... Tác dụng: khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, mở rộng diện tích canh tác, lập nên nhiều làng xóm mới, đời sống nhân dân ổn định,...

Câu 8.

Hình 20.1 và hình 20.2 là sản phẩm của hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Lê sơ. + Hình 20.1 là tượng nữ quý tộc bằng gốm men, được sản xuất từ lò gốm Chu

Đậu (Hải Dương), đạt tới kĩ thuật tinh xảo.

+ Hình 20.2 là tiền cổ thời Lê sơ, được phát hiện năm 2018 tại Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), là minh chứng cho hoạt động trao đổi, buôn bán dưới thời Lê sơ,...

Câu 9.

a) (1) – C; (2) – B; (3) – A.

b) Nhận xét: – Xã hội Đại Việt thời Lê sơ phân hoá thành nhiều tầng lớp khác

nhau, quan hệ xã hội chưa mâu thuẫn gay gắt.

– Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ. Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó nông dân chiếm đại đa số.

– Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, số lượng nô tì giảm dần do pháp luật thời Lê sơ hạn chế việc cưỡng bức dân tự do thành nô tì.

Câu 10.

Lĩnh vực

Thành tựu/ đặc điểm

Tư tưởng, tôn giáo

Nho giáo chi phối đời sống xã hội; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Văn học

Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát

triển mạnh.

Nghệ thuật

Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhiều loại hình; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển.

Giáo dục

Nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển

chọn quan lại (thi Hương, thi Hội, thi Đình).

Câu 11.

-Là anh hùng dân tộc, là nhà quân sự chính trị đại tài

+Cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

+Góp phần xây dựng nhà nước Lê sơ trong buổi đầu giành được độc lập.

-Là nhà văn hóa kiệt xuất, là tinh hoa của dân tộc, có nhiều cống hiến làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc.

-Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Dư địa chí =>> Niềm tự hào dân tộc, tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều bài 21

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Lịch sử lớp 7 bài 20: Việt Nam thời Lê sơ sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 10:01 12/10
    • Người Dơi
      Người Dơi

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 10:01 12/10
      • Thư Anh Lê
        Thư Anh Lê

        🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

        Thích Phản hồi 10:01 12/10

        Lịch sử 7 CD

        Xem thêm