Giáo án Ngữ văn 6 bài Các thành phần chính của câu

Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án Ngữ văn 6 bài Các thành phần chính của câu được lựa chọn kỹ lưỡng từ những giáo án chất lượng, khoa học và thú vị. Giáo án điện tử môn ngữ văn 6 này sẽ cung cấp kiến thức đầy đủ đến các học sinh, giúp các em biết được khái niệm về các thành phần chính của câu.

Soạn Văn 6: Các thành phần chính của câu

Giáo án Ngữ văn 6 bài 26: Cây tre Việt Nam

Giáo án bài Lòng yêu nước

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Các thành phần chính của câu.
  • Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

2. Kĩ năng:

  • Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
  • Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

3. Thái độ: Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bảng phụ (VD Phần I, II), phiếu học tập.

2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hoán dụ? Cho VD và phân tích tác dụng.

2. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy và tròNội dung kiến thức

HĐ 1: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.

- Em hãy nhắc lại các thành phần câu đã được học ở tiểu học (CN - VN - TrN)

- GV treo bảng phụ ghi ví dụ

Tìm các thành phần đó trong VD trên?

- Thử lược bỏ lần lượt từng thành phần trong câu trên và cho biết:

Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt nghĩa trọn vẹn?

- HS: CN - VN → TP chính

Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

- HS: Trạng ngữ → TP phụ

- HS đọc ghi nhớ SGK T92

HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm và chức năng ngữ pháp của vị ngữ.

- HS đọc lại ví dụ đã phân tích

Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước?

- HS: phó từ thời gian: đã, sẽ, đang...

Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi ntn?

- HS: Làm gì? làm sao? ntn? là gì?

- HS đọc ví dụ (bảng phụ phần 2)

Tìm vị ngữ trong các câu.

Vị ngữ là từ hay cụm từ? (Từ hoặc cụm từ)

Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại nào?

- HS: Thường là ĐT - Cụm từ ĐT (VD a) TT - Cụm từ TT (VD b); Vị ngữ còn có thể là cụm DT (câu 1 ý c)

Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?

Một VN: câu 1 ý c, câu 2 ý c

Hai VN: VD a, Bốn VN: VD b

- HS đọc ghi nhớ (SGK)

I. PHÂN BIỆT THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ THÀNH PHẦN PHỤ CỦA CÂU:

1. Ví dụ: SGK/92

2. Nhận xét.

  • TN: Chẳng bao lâu.
  • CN: Tôi.
  • VN: đã trở thành chàng dế thanh niên , cường tráng.

→ Thành phần bắt buộc: CN, VN → TP chính

Thành phần không bắt buộc: TN → thành phần phụ.

* Ghi nhớ: SGK (92)

II. VỊ NGỮ:

1. Đặc điểm của vị ngữ:

- Có thể kết hợp với các phó từ, đã, sẽ, đang, sắp,...
- Có thể trả lời các câu hỏi : làm sao? Như thế nào? làm gì?...

2. Cấu tạo:

  • Thường là động từ, tính từ.
  • Ngoài ra có thể là danh từ hoặc cụm danh từ.
  • Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
Đánh giá bài viết
25 7.133
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm