Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Chiếu dời đô

Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Ngữ văn 8 bài 22: Chiếu dời đô được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Giáo án bài Chiếu dời đô này sẽ giúp các em học sinh hiểu được nội dung về khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ảnh qua "Chiếu dời đô".

CHIẾU DỜI ĐÔ (THIÊN ĐÔ CHIẾU)

-- Lí Công Uẩn --

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

  • Hiểu biết bước đầu về thể chiếu
  • Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

II. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
  • Sự phát triển của quốc gia Đại Việt trên đà lớn mạnh.
  • Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

2. Kĩ năng:

  • Đọc – hiểu 1 văn bản viết theo thể chiếu.
  • Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại.

III. HƯỚNG DẪN- THỰC HIỆN:

HOẠT ĐỘNG THẦYHOẠT ĐỘNG TRÒNỘI DUNG

* Hoạt động 1: Khởi động.

1. Ổn định: Kiểm diện, trật tự

2. KTBC:

  • Đọc thuộc lòng và diễn cảm phần dịch thơ của 2 bài thơ "Ngắm trăng" và "Đi đường" trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài.
  • Qua 2 bài thơ, em nhận rỏ tâm hồn của Bác như thế nào?

3. Bài mới:

Lí công Uẩn (Lí Thái Tổ, 974 – 1028) vị vua đầu tiên sáng lập vương triều Lí, năm 1010 dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (đổi thành Thăng Long, Hà Nội ngày nay) đổi tên nước từ Đại Cồ việt thành Đại Việt, mơ ra 1 thời kì phát triển mới củađất nước Việt Nam qua văn bản "Chiếu dời đô".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm