Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động với nội dung được biên soạn chi tiết sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu được khái niệm câu chủ động, câu bị động, nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Giáo án bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giáo án Ngữ văn 7 bài Ý nghĩa văn chương

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

A. Mục tiêu bài học:

  • Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
  • Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
  • Rèn kĩ năng s.dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết.

B. Chuẩn bị:

  • Đồ dùng: Bảng phụ.
  • Những điều cần lưu ý: Tham gia cấu tạo câu bị động trong TV thường có các từ được, bị. Tuy nhiên cần phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được (câu bị động: Nó bị thầy phạt. Nó bị phạt. Nó được khen; câu bình thường: Cơm bị thiu. Nó được đi bơi.).

C. Tiến trình tổ chức dạy – học:

I. Kiểm tra:

Trạng ngữ có những công dụng gì?

II. Bài mới:

Hoạt động của thầy- tròNội dung kiến thức

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

- Xác định CN của các câu bên? CN của câu a là ai? Thực hiện h.đ gì? Hướng vào ai?

- CN của câu b là ai? H.đ của người khác hướng về CN đó là gì?

- Nêu ý nghĩa của CN trong các câu trên, khác nhau như thế nào?

- Gv: câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động.

- Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động?

- Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

- Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đ.v?

- Giải thích vì sao em lại chọn cách viết như vậy? (Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ- thông qua CN em tôi, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ- thông qua CN em).

- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại, nhằm mục đích gì?

- Tìm câu bị động trong các đ.trích dưới đây?

- Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?

I. Câu chủ động và câu bị động:

* Ví dụ:

a. Mọi người / yêu mến em → CN biểu thị người thực hiện 1 h.đ hướng đến người khác (hay CN biểu thị chủ thể của h.đ)

b. Em/được mọi người yêu mến → CN biểu thị người được h.đ của người khác hướng đến (hay CN biểu thị đ.tượng của h.đ).

* Ghi nhớ1: sgk (57).

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

* Ví dụ:

Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến.

* Ghi nhớ 2: sgk (58 ).

III. Luyện tập:

* Các câu bị động:

  • Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
  • Tác giả "Mấy vần thơ " liền được tôn làm đương thời đệ nhất.

* Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm