Giáo án bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Giáo án bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp) được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học sẽ giúp các em học sinh nắm được công dụng của trạng ngữ, cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

Giáo án bài Thêm trạng ngữ cho câu

Giáo án Ngữ văn 7 bài 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)

A. Mục tiêu bài học:

Nắm được công dụng của TN: bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài.Nắm được tác dụng của việc tách TN thành câu riêng: nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc.

B. Chuẩn bị:

  • Gv: Bảng phụ. Những điều cần lưu ý: Về c.tạo TN có thể là DT, ĐT, TT nhưng thường là cụm DT, cụm ĐT.
  • Hs: Bài soạn

C. Tiến trình lên lớp:

I. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra:

  • Về ý nghĩa, TN được thêm vào câu để làm gì? Cho VD?
  • Về hình thức, TN có thể đứng ở những v.trí nào trong câu? Cho VD?

3. Bài mới:

Chúng ta đã biết những đặc điểm của trạng ngữ. Hôm nay chúng ta nghiên cứu các công dụng của trạng ngữ và nó có thể tách thành câu riêng.

II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)

Hoạt động của thầy-tròNội dung kiến thức

+ Hs đọc VD (bảng phụ).

Tìm TN trong đ.v a của nhà văn Vũ Bằng?

Tìm trạng ngữ ở đ.v b?

TN không phải là thành phần bắt buộc của câu, nhưng vì sao trong các câu văn trên, ta không nên hoặc không thể lược bớt TN? (Vì khi nói, viết nếu s.d các TN hợp lí sẽ làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện sâu sắc, biểu cảm hơn).

Em có nhận xét gì về c.tạo của các TN trên?
(là cụm DT, cụm Đt, cụm TT).

TN ở trong các đ.v trên có công dụng gì? (a. TN bổ xung thêm thông tin cho câu văn miêu tả được đầy đủ hơn, làm cho câu văn cụ thể hơn, biểu cảm hơn.

A. Tìm hiểu bài:

I. Công dụng của trạng ngữ:

- Ví dụ:

a. Thường thường, vào khoảng đó

  • Sáng dậy
  • Trên dàn thiên lí
  • Chỉ độ 8, 9 giờ sáng, trên bầu trời trong trong

b. Về mùa đông

* Ghi nhớ 1: sgk (47)

Đánh giá bài viết
1 1.755
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm