Giáo án Công nghệ 10 bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Giáo án Công nghệ 10 bài 9

Giáo án Công nghệ 10 bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

BÀI 9. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS phải:

  • Kiến thức
    • HS nêu được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu
    • Biết và trình bày được các biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu
    • Nêu được nguyên nhân gây xói mòn đất, tính chất của xói mòn mạnh và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng của loại đất này
  • Kỹ năng: rèn luyện được kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh
  • Thái độ: có ý thức bảo vệ tài nguyên đất

II. Chuẩn bị

  • GV:
    • SGK, SGV, tài liệu tham khảo
    • Các tranh ảnh về xói mòn đất và biện pháp khắc phục
    • Tranh ảnh liên quan đến đất xám bạc màu
  • HS: vở, bút, SGK

III. Phương pháp thực hiện

  • Phương pháp vấn đáp
  • Phương pháp thảo luận
  • Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

A. Ổn định và kiểm tra sĩ số

B. Kiểm tra bài cũ: không

C. Các hoạt động dạy và học

Nội dung

Hoạt động dạy và học

I. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

1. Nguyên nhân hình thành

- Nguyên nhân

- Phân bố

2. Tính chất của đất xám bạc màu

- Tầng đất mặt mỏng: 10 cm

- Thành phần cơ giới nhẹ

- Thường khô hạn

- Chua đến rất chua pH 3 - 4,5

- vi sinh vật ít, hoạt động yếu

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

a. Biện pháp cải tạo

b. Sử dụng đất xám bạc màu

II. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

1. Nguyên nhân gây xói mòn đất

- Khái niệm: Xói mòn là hiện tượng bào mòn lớp đất mặt

- Nguyên nhân: nước mưa, nước tuyết, tuyết tan, gió.

- Phụ thuộc

2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

Hoạt động 1.

Giới thiệu bài học

H. Xói mòn đất ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất?

(Giảm độ phì nhiêu , làm cho đất bạc màu)

GV. Vậy cần phải làm gì để cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất bị xói mòn mạnh cho có hiệu quả. Đó là nội dung cần tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động 2.

Tìm hiểu đặc điểm của đất Việt Nam

H. Nêu đặc điểm của đất Việt Nam?

(- Khí hậu nóng ẩm nên chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hoá

- Chất dinh dưỡng dễ hoà tan, bị rửa trôi

- 70% phân bố ở vùng đồi núi nên dễ bị xói mòn, thoái hoá mạnh

Như vậy, đất xấu nhiều hơn đất tốt nên cần phải cải tạo. Lưu ý là đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn)

Hoạt động 3

Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu

H. Mục tiêu của hoạt động cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu là gì?

(Tăng độ phì nhiêu, nâng cao năng suất cây trồng)

H. Nêu nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất xám bạc màu là gì?

(- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Địa hình dốc thoải, rửa trôi mạnh

- Tập quán canh tác lạc hậu → đất thoái hoá mạnh

- Chặt phá rừng)

H. ở nước ta loại đất nay phân bố chủ yếu ở đâu?

(Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên)

H. Quan sát H 9. 1 cho biết đất xám bạc màu có những tính chất nảo cần chú ý?

(- Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi

- Địa hình dốc thoải dẫn đến bị rửa trôi mạnh

- Tập quán canh tác lạc hậu làm cho đất bị thoái hoá mạnh

- Chặt phá rừng)

H. ở nước ta, loại đất này phân bố chủ yếu ở đâu?

(Bắc bộ, Đông nam bộ và Tây nguyên)

H. Quan sát H 9.1 cho biết đất xám bạc màu có những tính chất nào cần chú ý?

GV bổ sung thêm thông tin

Đất xám bạc màu ở VN chiếm S: 1 991 021 ha, nghèo dinh dưỡng có hàm lượng mùn: 0,5 → 1,5 %; N: 0,07%; P: 0,05%; K: 0,15%

GV: Từ tính chất của đất xám bạc màu hãy đề ra biện pháp khắc phục?

H. Hãy nêu các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? Sau đó cho biết tác dụng của từng biện pháp đó?

HS thảo luận → trả lời

GV nhận xét→ bổ sung

(- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý để khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động

- Bón vôi: giảm chua

- Luân canh (cây họ đậu, cây phân xanh) để tăng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng

- Bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý để tăng dinh dưỡng , tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động)

H. Em hãy kể tên một số loại cây trồng được trên đất xám bạc màu?

(lúa, ngô, sắn, keo lá chàm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè....)

GV: Đất bị xói mòn gây nên tình trạng bạc màu, nếu không cải tạo và sử dụng hợp lý đất sẽ bị xói mòn mạnh làm cho đất trơ sỏi đá. Đối với đất trơ sỏi đấ, ta phải làm gì?

Hoạt động 4.

Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

H. Xói mòn đất là gì? Nguyên nhân nào gây nên xói mòn đất?

H. Xói mòn xảy ra mạnh hay yếu phụ thuộc vào yếu tố nảo?

HS thảo luận và trả lời

GV kết luận

(- Lượng nước mưa

- Độ dốc và chiều dài của dốc

- Độ che phủ mặt đất)

H. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới mưa lũ nhiều là gì?

(Do chặt phá rừng đầu nguồn làm tăng tốc độ dòng chảy làm tăng xói mòn)

H. Từ các nguyên nhân trên em hãy cho biết : xói mòn đất thường xảy ra ở đâu? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đất nào chịu tác động của quá trình xói mòn đất mạnh hơn? Tại sao?

HS thảo luận và trả lời

GV kết luận

(Thường xảy ra ở đồi núi có độ dốc lớn. Đất lâm nghiệp tác động mạnh hơn vì đất lâm thường ở vùng đồi núi có độ dốc lớn)

H. Nêu tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

(- Hình thành phẫu diện không hoàn chỉnh

- Cát sỏi chiếm ưu thế

- Chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng

- Vi sinh vật, hoạt động yếu)

GV yêu cầu HS hoàn thành bảng (PHT)

Biện pháp

Tác dụng

Biện pháp công trình

-

-

-

-

Biện pháp nông học

-

-

-

-

-

-

HS thảo luận nhóm → hoàn thành

GV tổng kết

GV thông báo: Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước có nhiều chủ trương lớn nhằm nâng độ che phủ của rừng như chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi trọc, chương trình trồng 5 tr iệu ha rừng, quyết định về đóng cửa rừng tự nhiên

D. Củng cố

H. Nguyên nhân hình thành đất xám bạc mảu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có điểm gì chung?

(Mưa lớn phá vỡ kết cấu đất, địa hình dốc nên bị rửa trôi mạnh)

H. So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

(Giống:

  • Tầng đất mặt mỏng thường khô hạn
  • Chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn
  • Vi sinh vật ít, hoạt động kém

Khác:

  • Đất xám bạc màu: thành phần cơ giới nhẹ
  • Đất xói mòn mạnh, tầng đất mặt bị bào mòn mạnh trơ sỏi đá, cát sỏi đá chiếm ưu thế)

E. Hướng dẫn câu hỏi về nhà

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK

Rút kinh nghiệm bài giảng

Đánh giá bài viết
1 9.231
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 10

    Xem thêm