Giáo án Công nghệ 11 bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong
Giáo án Công nghệ 11 bài 39
Giáo án Công nghệ 11 bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.
Bài 39: ÔN TẬP
PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng cần làm cho HS:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất của phần Gia công cơ khí và ĐCĐT.
- Những ứng dụng của các nội dung đã học trong hai phần trên.
2. Kĩ năng:
Biết cách tổng hợp kiến thức và xác định trọng tâm.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình để tổng hợp kiến thức.
- Phương pháp hỏi đáp.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK.
- Lập kế hoạch bài dạy chú ý đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
2. HS:
Đọc lại phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong.
3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Phóng to sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK (trang 161, 162).
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung sau:
- Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí.
- Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong.
- Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung bài dạy:
Đây là bài học có nội dung dài, tùy theo thời gian mà GV cần phân bố cho hợp lí để đảm bảo dạy đủ kiến thức cho HS. GV nên sử dụng các câu hỏi trong phần “Câu hỏi ôn tập phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong” để hướng dẫn HS học tập.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí | |
GV dùng sơ đồ hẹ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí trong SGK hướng dẫn HS nắm được các nội dung chính. Có thể sử dụng các câu hỏi trong phần ôn tập yêu cầu HS trả lời. 1. Vật liệu cơ khí (từ câu 1 đến câu 4): Phần này cần nhấn tính chất cơ học của Vật liệu cơ khí. 2. Công nghệ chế tạo phôi (từ câu 5 đến câu 8): Phần này nhấn mạnh phương pháp gia công đúc trong khuôn cát. HS phải hiểu được quy trình của các phương pháp gia công và so sánh ưu, nhược của các phương pháp trên. 3. Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 9 đến câu 13): GV khái quát lại cho HS hiểu về: + Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. + Hiểu quá trình hình thành phôi, có nghĩa là biết được các chuyển động của dao cắt. 4. Tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 14 đến câu 19): GV yêu cầu HS hiểu bản chất của máy tự động và tự động hóa trong sản xuất cơ khí, lợi ích của máy tự động và dây chuyền tự động hóa. GV khắc sâu khái niệm “Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí”; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; liên hệ với địa phương nơi HS sống. | HS quan sát sơ đồ trên bảng kết hợp với đọc SGK để tìm hiểu bài. HS nghe và ghi những nội dung trọng tâm. |
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong | |
GV dùng sơ dồ đã chuẩn bị hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức, yêu cầu HS quan sát SGK, ghi tóm tắt những kết luận. GV sử dụng các câu hỏi trong SGK yêu cầu HS trả lời một số vấn đề trọng tâm của nội dung phần Động cơ đốt trong. 1. Đại cương về ĐCĐT (từ câu 1 đến câu 5): Phần này HS cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản, thuật ngữ kĩ thuật dùng trong ĐCĐT. Biết được tên các cơ cấu, hệ thống chính của ĐCĐT. Phần nguyên lí làm việc của ĐCĐT GV hướng dẫn HS hiểu nguyên lí làm việc, so sánh ưu, nhược điểm của các loại động cơ 2 kì, 4 kì thông qua tìm hiểu nguyên lí làm việc của ĐCĐT. 2. Cấu tạo của ĐCĐT (từ câu 5 đến câu 24): Phần này gồm các nội dung chính của phần ĐCĐT. Các bài có cấu trúc nội dung tương tự, vì vậy GV khái quát những nội dung HS cần biết, hiểu. Cụ thể là: + Biết nhiệm vụ của các cơ cấu, hệ thống. + Biết phân loại, cấu tạo của các loại ĐCĐT. + Hiểu được nguyên lí làm việc của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ xăng, động cơ Diezen. GV yêu cầu HS hiểu quy trình làm việc của các hệ thống, cơ cấu, không đi sâu vào cấu tạo các chi tiết của cơ cấu và hệ thống. 3. Ứng dụng của ĐCĐT (từ câu 25 đến câu 30): GV hướng dẫn HS hệ thống lại các ứng của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống. Các ứng dụng theo một nguyên tắc nhất định, tương tự nhau, vì vậy GV yêu cầu HS hiểu được ứng dụng của ĐCĐT trên ô tô. Qua đó hiểu được các ứng dụng khác của ĐCĐT vào xe máy, tàu thủy, máy nông nghiệp, máy phát điện. | |
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá giờ dạy | |
GV nhận xét, đánh giá giờ học, yêu cầu HS về cụ thể hóa các kiến thức các nội dung đã được học chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm học. |