Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 11 bài 4: Mặt cắt và hình cắt

Giáo án Công nghệ 11 bài 4

Giáo án Công nghệ 11 bài 4: Mặt cắt và hình cắt bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

----------***----------

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Dạy xong bài này giáo viên cần làm cho học sinh:

  • Hiểu một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
  • Biết được các loại mặt cắt và các loại hình cắt.

2. Kĩ năng:

  • Vẽ được mặt cắt và hình cắt của một số vật thể đơn giản.

3. Thái độ:

  • Tạo thái độ thích suy luận, ham học hỏi.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

  • Nghiên cứu kĩ bài trong sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
  • Phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 SGK trên giấy khổ lớn.

2. Học sinh:

  • Xem trước nội dung bài học ở nhà
  • Chuẩn bị đầy đủ sgk, vở ghi

III. Hoạt động trên lớp:

* Ổn định lớp: (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: không

* Giới thiệu bài (1') Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng như trong lỗ, rảnh nếu dùng hình biễu diễn thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt, hình cắt để biễu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một phần trong bài 4: Mặt cắt và hình cắt.

2. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt và hình cắt (18')

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt:

- Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

- Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

- Mặt cắt được thể hiện bằng các đường gạch gạch.

GV: Em hãy cho biết khái niệm mặt cắt và hình cắt?

? Dùng vật mẫu và hình vẽ phóng to 4.1, 4.2 để hướng dẫn quá trình vẽ mặt cắt và hình cắt?

HS: Trả lời.

HS: Quan sát và lắng nghe.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt cắt (20')

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

II. Mặt cắt: Dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể. Có 2 loại mặt cắt:

1. Mặt cắt chập:

Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Hình 4.2

2. Mặt cắt rời:

Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. Hình 4.4

GV: Nói rõ công dụng của mặt cắt nó dùng trong trường hợp nào.

? Y/c học sinh trả lời câu hỏi đầu tiên sgk?

GV: Trình bày mặt cắt chập như phần nội dung

GV: Trình bày mặt cắt rời như phần nội dung

GV: Y/c học sinh trả lời câu hỏi sgk trang 23.

HS: Lắng nghe.

HS: Trả lời.

HS: Lắng nghe và ghi chép.

HS: Lắng nghe và ghi chép.

HS: Trả lời.

3. Củng cố, luyện tập: (4’)

  • Giáo viên nhắc lại khái niệm về mặt cắt và hình cắt.
  • Mặt cắt chập là gì? Mặt cắt rời là gì?

4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)

  • Dặn học sinh về nhà học bài trả lời câu hỏi và giải bài tập sách giáo khoa.
  • Dặn học sinh ở nhà xem trước nội dung còn lại trong bài 4 tiết sau học tiếp.

IV. RÚT KINH NGHỆM, BỔ SUNG

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 11

    Xem thêm