Giáo án Đại số 7 chương 3 bài 2

GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7

Giáo án Đại số 7 chương 3 bài 2 giúp học sinh biết bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn, biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

Giáo án môn Toán lớp 7

Giáo án Đại số 7 chương 3 bài 1

BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU

I. Mục tiêu:

  • Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
  • Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
  • Rèn cho hs tính cẩn thận, chính xác và vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. Chuẩn bị TL - TBDH:

  • GV: sgk, sbt, thước kẻ, bảng phụ.
  • HS: sgk, sbt, thước kẻ.

III.Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Tổ chức: KT s/số

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Tần số của giá trị là gì?
  • GV đvđ: có thể trình bày các bảng 5, 6 dưới dạng gọn hơn được không?

3. Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt

GV: gọi hs đọc đề bài và làm ?1

HS thảo luận làm bài
GV: HDHS lập bảng

GV: gọi HS nêu cấu trúc của bảng tần số
Và nội dung ghi trong bảng tần số

→ GV: nêu k/n bảng tần số và cách lập bảng tần số.

GV: yêu cầu HS lập bảng tần số cho bảng 5, 6 (1 dãy làm bảng 5, 1 dãy làm bảng 6)

→ GV: kiểm tra kết quả làm bài của HS.

GV: giới thiệu phần chú ý và ví dụ minh họa như sgk.

→ Cho HS áp dụng vào nhận xét với các bảng tần số vừa lập của bảng 5 và 6.

1. Lập bảng "Tần số"

?1 sgk

* Bảng như trên gọi là "Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu" hay nói gọn là "Bảng tần số"

*Ví dụ:

<sgk – Bảng 8>

2. Chú ý

<sgk – tr 10>

4. Củng cố - Luyện tập

  • GV: cho hs đọc phần kết luận đóng khung trong sgk.
  • Làm bài tập 5: GV cho hs làm bài và điền kết quả vào bảng 10.
  • Cho hs làm bài 6: HS thảo luận làm bài

→ gọi hs trình bày bày vào cho hs khác nhận xét:

a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình.

Bảng tần số:

Số con (X) 0 1 2 3 4
Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30

b) NX: Số con của mỗi gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 2 3 con.

Số gia đình đông con (từ 3 con trở lên) chiếm xấp xỉ 16,7 %

5. Hướng dẫn về nhà:

  • Học kĩ bài, nắm chắc cấu trúc của bảng tần số và những nhận xét rút ra từ bảng tần số.
  • Làm bài tập: 7- 8 <sgk>; 4- 5 <sbt>
Đánh giá bài viết
1 339
Sắp xếp theo

Giáo án Toán lớp 7

Xem thêm