Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 6: Ôn tập học kì 1

Giáo án Địa lí 6: Ôn tập học kì 1

Giáo án Địa lí 6: Ôn tập học kì 1 được VnDoc biên soạn chi tiết, đầy đủ giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giáo án Địa lý lớp 6 - Bài 16

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định phương hướng trên bản đồ

- Xác định chỗ cắt nhau của 2 đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó

- Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của 1 điểm và cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của trái đất: Hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.

- Nêu được cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Hiểu được các hệ quả của sự vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

- Phân tích được vai trò của vở trái Đất đới với con người và đời sống.

2. Kĩ năng: Dựa vào bản đồ xác định được phương hướng. Nhìn nhận việc động đất gây ra những hậu quả gì?

3. Thái độ: Giúp các em có đầy đủ các kiến thức đã học để thi học kì, rèn kĩ năng tự học cho HS.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: đọc, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực quan sát, so sánh, tranh ảnh, tư liệu,..

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy và học

Chuẩn bị của giáo viên: Quả địa cầu.

Chuẩn bị của học sinh: SGK

1. Phương pháp: HS làm việc cá nhân; đàm thoại, gợi mở; thuyết giảng tích cực, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1’ 1. Ổn định lớp:

3’ 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

1’ A. Giới thiệu bài: Để củng cố lại các kiến thức đã học và chuẩn bị kiểm tra học kì 1 sắp tới thì hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn tập lại các kiến thức đã học.

B. Phát triển bài:

TG

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

10’

BÀI 4. PHƯƠNG HƯƠNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ VĨ ĐỘ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ.

Câu 1:

a. Hãy nêu khái niệm kinh độ và vĩ độ, tọa độ địa lý?

b. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ theo em cần phải làm gì?

Câu 2:

a. Cho biết cách ghi tọa độ địa lí của một điểm.

b. Xác định tọa độ địa lí các điểm

a. Khái niệm kinh độ và vĩ độ, tọa độ địa lý:

Kinh độ: Là khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gần nhất về kinh tuyến gốc 0°.

Vĩ độ: Là khoảng cách từ điểm đó đến vĩ tuyến gần nhất về xích đạo.

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

b. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ theo em cần phải:

- Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.

- Với các bản đồ không vẽ kinh tuyến vĩ tuyến phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại

-Cách ghi tọa độ địa lí của một điểm : kinh độ ghi ở trên, vĩ độ ghi ở dưới.

10’

BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

Câu 1: a.Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả nào?

b. Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 2: a/ Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục Trái Đất .

b/ Luân Đôn múi giờ thứ 0, Việt Nam múi giờ thứ 7. Khi ở Luân Đôn là 5 giờ thì lúc đó ở Việt Nam sẽ là mấy giờ?

a. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Hiện tượng ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất

- Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

b. Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất vì:

- Trái Đất có dạng hình cầu: một nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong tối là đêm

- Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông.

a-Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.

- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm).

b. Luân Đôn 5 giờ thì Việt Nam là 12 giờ

8’

BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.

a. Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Kể ra?

b. Lớp vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với đời sống và hoạt động của con người?

c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?

a. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3lớp: Lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi

b. Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:

-Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

c. Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau

- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

7’

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1: a. Thế nào là động đất và núi lửa?

b. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết bản thân, em hãy giải thích tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Câu 2: Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống? - Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Câu 3: Động đất là gì? Nêu tác hại của động đất?

a. - Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.

- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển.

B - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất làm cho địa hình có xu hướng nâng lên, gồ ghề hơn.

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất làm cho địa hình có xu hướng san bằng, hạ thấp.

- Khi núi lửa tắt, dung nham bị phân hủy hình thành các lớp đất đỏ phì nhiêu có sức hấp dẫn rất lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng.

- Biện pháp:

+ Xây nhà chịu được các chấn động lớn.

+ Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

- Động đất: là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển do những chuyển động trong lòng Trái Đất.

- Tác hại: những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống... bị phá hủy và làm nhiều người chết.

Giáo án Địa lí 6 Theo định hướng năng lực: Ôn tập học kì 1 soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 6

    Xem thêm