Giáo án Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi theo công văn 5512
Địa lí 7 bài 23: Môi trường vùng núi theo công văn 5512
VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi theo công văn 5512. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Giáo án Địa lí 7 Bài 23 theo công văn 5512 là tài liệu được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thông qua đó giúp các em không chỉ nắm bắt bài học dễ dàng mà còn giúp các em hứng thú hơn đối với môn học. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo, soạn bài.
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ | Họ và tên giáo viên: ……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường và đặc điểm cư trú của con người vùng núi.
- Giải thích và so sánh được sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vùng núi.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ, hình ảnh địa lí.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ rừng.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Nhân ái: chia sẻ với những khó khăn của cư dân vùng núi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ địa hình thế giới.
- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được nội dung bài báo và mô tả được quang cảnh vùng núi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv cho HS đọc 1 bài báo ca ngợi vẻ đẹp của một vùng núi Việt Nam: https://vnexpress.net/topic/kham-pha-tay-bac-18671
Yêu cầu:
+ Nội dung của bài báo nói về điều gì?
+ Mô tả quang cảnh vùng núi.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Hs trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét.
Bước 4: Gv tổng kết, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm môi trường vùng núi (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi.
- Đọc được sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 74, 75 kết hợp quan sát hình 23.1, 23.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Đặc điểm của môi trường.
- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm.
- Thực vật thay đổi theo độ cao
- Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao.
- Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.
- Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập
Câu hỏi bốc thăm | Nội dung |
1. Nhận xét sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi phía bắc và phía nam? | 1. Ở sườn Nam thực vật phát triển đến độ cao lớn hơn, tươi tốt hơn. Ngược lại ở sườn Bắc thực vật phát triển đến độ cao thấp hơn sườn Nam. |
2. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của thực vật ở hai sườn núi phía bắc và phía nam? | 2. Sườn Nam thực vật phát triển đến độ cao lớn hơn do địa hình vuông góc với tia sáng mặt trời (đón nắng) nên nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Sườn Bắc địa hình song song với tia sáng mặt trời, địa hình khuất nắng thực vật phát triển ở độ cao thấp hơn. |
3. Tại sao độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn? | 3. Vì càng lên cao, không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm gây lạnh nên có tuyết. + Ở độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn vì đới nóng ở vĩ độ thấp hơn đới ôn hòa nên khí hậu nóng hơn, do vậy sự hình thành tuyết cũng ở độ cao lớn hơn. |
4. So sánh đặc điểm của hệ thực vật ở sườn núi với hệ thực vật theo vĩ độ? | 4. Hệ thực vật phân tầng theo độ cao cũng giống như khi ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao |
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Quan sát hình 23.1 mô tả quang cảnh vùng núi.
Quan sát hình 23.2 để hoàn thành phiếu học tập
GV mời đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi: (Có 4 câu hỏi, mỗi nhóm bốc thăm 1 câu hỏi, thảo luận và trả lời.
Tài liệu vẫn còn........
Mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung Giáo án Địa lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi theo công văn 5512 theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.