Giáo án Địa lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) theo công văn 5512

Địa lí 7 bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) theo công văn 5512

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) theo công văn 5512. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.

- So sánh và tìm ra được những khác biệt về tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nam Phi.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của châu Phi.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Lược đồ kinh tế châu Phi

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1.Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trình bày được quan điểm của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống: Có nhận định cho rằng “ Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển”, em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp nhóm và đưa ra đáp án của mình sử dụng kĩ thuật: Ủng hộ - Phản đối.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi (15 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi,

- So sánh và giải thích được sự khác biệt về tự nhiên giữa Bắc Phi và Nam Phi;

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 105, 106 kết hợp quan sát hình 31.1, 31.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

1. Khái quát tự nhiên

a Địa hình:

+ Là ca.o nguyên khổng lồ có độ cao trung bình hơn 1000m.

+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.

+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.

b. Khí hậu:

+ Phần lớn nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.

+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.

c. Sông ngòi và thực vật:

+ Sông lớn nhất là sông Dăm-be-di.

+ Do sự phân hóa của khí hậu nên thảm thực vật cũng phân hóa theo chiều từ tây sang đông.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia

+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong 5 phút với nội dung cụ thể như sau:

Nhóm 1: Đặc điểm địa hình Nam Phi.

Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu Nam Phi.

Nhóm 3: Đặc điểm sông ngòi và thực vật của Nam Phi.

- Bước 2: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ HS.

- Bước 3: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: GV nhận xét, lấy 1 sơ đồ của 1 nhóm hoàn chỉnh nhất treo lên bảng, GV đặt câu hỏi: Tại sao phần lớn bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội ở châu Phi (20 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Phi;

- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

Khái quát kinh tế - xã hội:

- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.

- Kinh tế:

+ Trình độ phát triển ko đồng đều.

+ Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.

+ Cộng hoà Nam phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Tài liệu vẫn còn........

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung Giáo án Địa lí 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo) theo công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 277
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm