Giáo án Địa lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực theo công văn 5512

Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.

Giáo án Địa lí 7 theo công văn 5512 năm 2020 - 2021 được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Học sinh tiếp thu bài học theo nhiều hoạt động khác nhau, giúp các em không chỉ nắm bắt kiến thức nhanh hơn mà còn tạo sự hứng thú cho các em học sinh đối với từng môn học trên lớp.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày:........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: CHÂU NAM CỰC

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.

- Giải thích được các đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

+ Phân tích biểu đồ khí hậu, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.

- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Nam Cực

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến trò chơi “Nhìn hình đoán tên”: Dựa vào các hình ảnh của GV đưa ra, HS sẽ đưa ra tên chủ đề cho các hình ảnh ấy, sau đó giải thích lí do đưa ra tên đó.

Giáo án Địa lí 7 theo công văn 5512

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục nào? (Châu Nam Cực). Vậy để tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực và giải thích được lí do tại sao ở đây lại có lớp băng dày đến vậy thì các em sẽ đi vào bài học này.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên châu Nam Cực (25 phút)

a) Mục đích:

- Xác định vị trí địa lí giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực

- Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

- Phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm ở châu Nam cực, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 140, 141 kết hợp quan sát hình 47.1, 47.2, 47.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

a. Vị trí:

- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

- Nằm gần trọn vẹn trong vòng cực Nam. Tiếp giáp: ĐTD, TBD, AĐD

- Diện tích:14.1 triệu km2

b. Khí hậu:

- Rất giá lạnh, là “cực lạnh” của thế giới.

- Nhiệt độ quanh năm < 00 C, thấp nhất -94,50 C.

- Là nơi có gió bão nhiều nhất Thế Giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.

- Nguyên nhân:

+ Do vị trí gần trọn vẹn trong vòng cực Nam, nằm trên lục địa.

+ Địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của biển.

+ Thuộc vùng khí áp cao.

c. Địa hình:

- Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trung bình trên 2000m, có nơi đạt từ 3000 – 4000m.

d. Sinh vật:

- Thực vật: không có.

- Động vật: có khả năng chịu rét giỏi (Chim cánh cụt, Hải cẩu, Cá voi xanh…)

e. Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm.

Sau đó, GV cho HS đóng vai là những nhà thám hiểm, đi khám phá châu Nam Cực, sau khi trở về thì có 1 buổi giới thiệu, trình bày về những gì đã thấy và trải nghiệm ở châu Nam Cực, những trải nghiệm này được phác thảo trên giấy A3 (HS tự sáng tạo hình thức: Vẽ, poster, mindmap,…). Yêu cầu trình bày được các nội dung sau:

+ Về vị trí, ảnh hưởng của vị trí

+ Về diện tích

+ Về khí hậu: nhiệt độ, gió,…

+ Bề mặt lục địa (địa hình)

+ Thực vật, động vật

+ Khoáng sản

+ Những lưu ý, dụng cụ cần chuẩn bị khi đến một vùng có khí hậu lạnh.

Tài liệu vẫn còn....

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Giáo án Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 465
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm